Tuesday, December 4, 2012

Hướng dẫn dùng laptop phát wifi

Hướng dẫn dùng laptop phát wifi cho điện thoại. 100% thành công.

Hôm nay mình xin chia sẻ và hướng dẫn các bạn sử dụng laptop để phát wifi. mình chắc chắn là có rất nhiều bạn đã post nhưng mình xin hướng dẫn theo cách làm của mình.để đảm bảo các bạn có thể nhìn và làm theo hình ảnh.sẽ cực kỳ hữu ích khi cần phải update phần mềm cho điện thoại qua mạng hoặc wifi. riêng với mình lướt web hoặc update là điều thường xuyên do đó mình cảm thấy nó cực kỳ hữu ích. cái này dành riêng cho laptop. tuy nhiên các bạn dùng PC cũng có thể làm được bằng cách các bạn mua thêm 1 cái card wifi và cũng làm như trên. chúc các bạn vui.

1. Trên Windows 7 và Windows Vista.

- Ở bài viết trên thực hiện trên Windows XP và bạn cũng có thể thực hiện với Windows Vista và Windows 7 gần tương tự bởi cơ bản là chúng giống nhau. Tuy nhiên về giao diện tổ chức của Windows Vista và Windows 7 thì có khác Windows Xp vì thế nếu ai không muốn tự làm thì có thể tiếp tục xem hướng dẫn dưới đây.

- Mở run và gõ vào ncpa.cpl để mở Network Connections

[IMG]

- Thực hiện như trên Windows Xp, bạn bấm Ctrl chọn hai card mạng LAN và card Wireless, chuột phải và chọn Bridge Connections
[IMG]


- Hộp thoại Network brigde hiện lên vài giây và sau khi hoàn thành sẽ có biểu tượng Network Bridge trong Network Connections
[IMG]

[IMG]

- Trên thanh Toolbar của Windows, click chuột phải vào biểu tượng mạng ở trayicon và chọn Open Network and Sharing Center
[IMG]

- Chọn Set up a new connection or network trong Network and Sharing Center
[IMG]

- Cửa sổ Set Up a Connection or Network bạn kéo thanh cuộn xuống và chọn giống như hình sau
[IMG]

- Chọn Next và bạn tiếp tục chọn Next ở cửa sổ Set Up an Ad Hoc Network
[IMG]

- Trong Set Up an Ad Hoc Network bạn chọn và điền vào
[IMG]

+ Sercurity type chọn kiểu WEP
+ Sercurity key (mật khẩu mạng Wifi) gồm 5 kí tự
+ Nhớ tick chọn vào Save this network (nếu không bạn sẽ phải tạo lại khi tắt máy)

- Như mình chọn như sau:
[IMG]

- Sau khi chọn và điền đầy đủ, ấn Next và Hộp thoại Setting up network thực thi trong vài giây
[IMG]

- Quay lại Network and Sharing Center bạn chọn Manage wireless Networks để xem đã xuất hiện mạng Wifi của bạn chưa
[IMG]

- Bạn sẽ thấy mạng thông tin mạng Wifi của mình
[IMG]

- Tuy nhiên hiện tại bạn khi bạn connect từ thiết bị khác đến mạng Wifi của bạn thì bạn vẫn chưa thể truy cập internet được. Bạn cần quay lại Network Connections và Connect mạng Wifi
[IMG]

- Chọn tên mạng Wifi của bạn
[IMG]

- Như thế này là được, hiện Disconnect bên dưới (vì đã Connect).
[IMG]

Giờ bạn có thể mở Wifi từ điện thoại, laptop khác và connect vào mạng Wifi của mình. Vậy là đã xong! [IMG][IMG]
Các bạn chú ý là trên Windows 7 và Windows Vista, khi bạn mở máy lên bạn cần thực hiện connect như trên thì bạn mới dùng được Wifi nhé! Còn Windows Xp không cần.

 

Thursday, September 27, 2012

Công sở chỉ có bè chứ không có bạn?


Bị “bạn thân” phản bội

Chồng thành đạt, kinh tế gia đình ổn định nên chị T. Hà (Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính) chỉ coi việc đi làm là để cho đỡ buồn. Thế nên chị không có ý định chia bè, chia phái hay phấn đấu để kiếm một vị trí cao hơn. Chị hòa nhã, thân thiện với tất cả mọi người.

Tính tình nền nã nên gần như không bao giờ buôn chuyện ở cơ quan, càng không bao giờ có chuyện nói xấu người nọ, người kia. Sống “biết điều” như thế mà chị vẫn không tránh khỏi bị người ta ghen ghét, nói xấu.





Nhiều khi những đồng nghiệp thân thiết lại làm ta lao đao, khốn đốn. Ảnh minh họa



Chả là, chị chơi khá thân với người đồng nghiệp tên Q. Vì hai người cùng quê nên thường hỏi thăm nhau, dần dần trở nên thân thiết. Trưa nào cũng đi ăn cùng nhau, thỉnh thoảng cùng nhau đi mua sắm, làm đẹp. Chị Hà mời Q. đến nhà chơi và ăn tối vài lần nên Q. gần như biết hết các thành viên trong gia đình chị.

Bình thường, dù thân thiết nhưng chị Hà rất ít khi tâm sự chuyện riêng, chuyện gia đình với Q. Một lần lỡ miệng kể cho Q. nghe chuyện tình lãng mạn ngày xưa trước khi lấy chồng, rồi chuyện vợ chồng thỉnh thoảng cãi nhau.

Vài ngày sau, không hiểu có chuyện gì mà vừa đi làm về là chồng mặt hằm hằm lôi chị vào phòng riêng nói chuyện. Anh kết tội chị vẫn nhớ nhung tình cũ, chê chồng con ở cơ quan. Chị ngớ người, hỏi ra mới biết anh tình cờ gặp Q. ở quán nước, Q. nói chị buôn chuyện ở cơ quan như vậy.

Chị điên tiết lắm, muốn hỏi thẳng Q. tại sao lại làm như vậy. Nhưng khi nghe chồng chị bảo Q. đang làm thủ tục ly hôn. Chị mới hiểu ra rằng, có thể đang đau khổ, ghen tị với hạnh phúc đầy đủ của mình nên Q mới làm như vậy.

“Tôi cũng định nói cho bõ tức xong rồi lại thôi. Giờ biết bụng dạ người ta rồi nên cạch mặt ra. Đúng là chả tin tưởng ai được, bạn bè chơi với nhau bao năm còn chưa chắc lường được lòng dạ nhau, huống chi người mới gặp vài tháng, chỉ biết nhau ở công việc”, chị Hà chia sẻ.

Không nên chia sẻ chuyện riêng tư

Công sở là nơi làm việc, có tính cạnh tranh cao nên đông nghiệp đang thân nhau vẫn dễ dàng chuyển thành đối thủ. Theo chuyên gia tâm lý Võ Thanh Giang (Trung tâm tư vấn tâm lý Linh Tâm), không nên chia sẻ chuyện riêng tư, chuyện vợ chồng với đồng nghiệp nơi công sở.





Môi trường làm việc nhiều nữ là môi trường nhiều chuyện. Ảnh minh họa



Bà Giang phân tích: “Với chuyện riêng tư không nên nói với đồng nghiệp ở cơ quan. Bởi hôm nay có thể là bạn, mai có thể là đối thủ. Khi họ biết quá nhiều chuyện riêng của mình, họ sẽ nắm được điểu yếu và sẵn sàng “tung đòn” bất cứ lúc nào. Họ thân với mình, họ còn thân với những người khác nữa. Họ có thể kể chuyện của mình với những người khác nữa. Chuyện riêng tư, chuyện vợ chồng nên tâm sự với người thân thiết, ruột thịt. Đương nhiên là với đồng nghiệp nào đó thân thiết, hiểu nhau, đồng cảm, có nhiều cái chung và có một khoảng thời gian dài để kiểm nghiệm những điều đó thì vẫn có thể làm bạn và chia sẻ được”.

Bà Giang cho biết, môi trường làm việc nhiều nữ là môi trường nhiều chuyện, phụ nữ cũng là đối tượng dễ nảy sinh sự đố kỵ hơn nam giới.

“Nam giới ít khi nhìn nhau, ít để ý đến tiểu tiết, ghen tị thì chỉ ghen tị công việc, sự nghiệp. Còn phụ nữ thì có quá nhiều thứ để so bì với nhau từ manh quần tấm áo, từ cái xe đi, gia đình, chồng con… Tính cách phụ nữ lại thích buôn dưa lê, thích bình phẩm về người khác. Thế chuyện ganh ghét, đố kỵ xảy ra nhiều hơn với phụ nữ”, bà Giang nói.

Theo bà Giang, để tránh bị ghen ghét đố kỵ, nên tránh tham gia buôn chuyện, nói xấu nhau ở cơ quan. Đồng thời cũng nên tùy vào hoàn cảnh mà thể hiện mình sao cho phù hợp, không nên quá nổi bật để tự tách mình ra khỏi đám đông.

“Trước hết phải tự bảo vệ mình, thận trọng, tránh sơ hở trong lời ăn tiếng nói, trong công việc, trong quan hệ với mọi người. Bởi vì kẻ thù của mình cũng chỉ chờ sơ hở để họ làm những điều không tốt”, bà Giang nói thêm.

Tuesday, July 17, 2012

Ứng xử khi bị ghét !


Ứng xử khi bị sếp ghét

(Dân trí) - Thật không may nếu trong công việc, bạn lại bị sếp ghét. Nguyên nhân không hẳn là do năng lực của bạn yếu kém mà có thể chỉ do sự khác biệt về tính cách, sếp không “hợp cạ” với bạn hay ghen tị với thành tích của bạn…
 >> 8 kiểu nhân viên mà sếp ghét
 >> Những thói quen sếp ghét

Ứng xử khi bị sếp ghét
 
Bạn có thể cảm thấy thất vọng, chán nản khi bị sếp ghét bỏ và thậm chí từng nghĩ tới việc tìm một vị trí mới. Tuy nhiên, đừng vội bỏ cuộc như vậy. Sếp là người có vị trí quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Dù nghỉ việc nhưng bạn vẫn cần những đánh giá tích cực của sếp để đạt được một công việc tốt hơn. Hãy coi đây là một thử thách bạn cần vượt quan để trưởng thành và chín chắn hơn trong sự nghiệp.

Dưới đây là những điều bạn nên làm để duy trì mối quan hệ chuyên nghiệp với sếp và từng bước tạo thiện cảm tốt với sếp:

Cư xử lịch sự

Cách cư xử là yếu tố có thể tạo nên kết quả bất ngờ cho một mối quan hệ. Khi phải đối phó với sếp không thích mình, phép lịch sự chứng tỏ bạn là một người tốt hơn suy nghĩ của sếp. Nó góp phần làm giảm những tình huống khó xử với sếp trong cuộc họp và tạo cảm xúc cho những email trao đổi công việc lạnh lùng với sếp.

Ngoài ra, lịch sự với tất cả mọi người trong văn phòng sẽ giúp gia tăng danh tiếng cho bạn. Họ sẽ tự biết đánh giá ai đúng ai sai và bảo vệ bạn trong trường hợp bạn bị sếp “bắt nạt”.

Kiểm soát cảm xúc

Điều này có vẻ khó thực hiện khi sếp không ưa mình luôn tìm cách làm khó bạn. Nhưng hãy cố gắng thả lỏng người, hít thở thật sâu và bình tĩnh. Tranh cãi, đối đầu chỉ làm mối quan hệ trở nên căng thẳng. Thực ra, làm thế càng tạo điều kiện cho sếp có cớ sa thải bạn. Hãy mạnh mẽ và mỉm cười, như vậy sếp sẽ phải “dè chừng” và thay đổi thái độ với bạn.

Tìm kiếm sự trợ giúp

Khi người quản lý luôn tìm cách đẩy bạn xuống, bạn cần sự hỗ trợ của những người khác. Hãy chứng tỏ khả năng của mình và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, những người ở phòng bạn khác. Kể cả khi sếp ghét và đánh giá sai bạn, sẽ có những người khác đứng ra bảo vệ bạn.

Tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội của công ty

Nhiều người không được sếp yêu quý cho rằng nên hạn chế xuất hiện trước mặt sếp, rằng thà ở nhà còn hơn gặp sếp tại một bữa tiệc của công ty. Đừng vì mặc cảm bị sếp ghét bỏ mà tự động tách mình ra khỏi tập thể. Hãy tham gia các hoạt động ngoài lề của công ty như đi nghỉ mát, hát karaoke, liên hoan… và thể hiện sự nhiệt tình, hòa đồng, lạc quan, tích cực của bạn.

Chứng tỏ giá trị bản thân

Sếp sẽ không thể làm ngơ trước một nhân viên luôn mang lại những thành công xuất sắc cho công ty. Hãy chứng tỏ giá trị của bản thân, tập trung vào công việc và cho thấy công ty cần bạn ra sao.

Cố gắng giao tiếp thường xuyên với sếp

Khi được giao một dự án, đừng ngại đặt câu hỏi cho sếp về những điểm bạn chưa rõ. Thông báo tiến độ công việc thường xuyên với sếp. Bạn cũng có thể xin những lời khuyên của sếp về cách làm việc tốt hơn. Những cuộc nói chuyện nhỏ như vậy sẽ giúp bạn dần tạo thiện cảm với sếp và khiến anh/ cô ấy thay đổi quan điểm về bạn.

Và cho dù tình cảm của sếp với bạn vẫn không thay đổi sau những bước trên, hãy cố gắng duy trì sự chuyên nghiệp. Đặc biệt, không được nói xấu sếp và tỏ vẻ chống đối ra mặt trước những người khác trong văn phòng. Nếu không thể “cảm hóa” được sếp và hành động của anh/ cô ấy đã vượt quá giới hạn chịu đựng của mình, bạn có thể cân nhắc khả năng tìm việc mớ

Kiểu nhân viên bị ghét !


8 kiểu nhân viên mà sếp ghét

(Dân trí) - “Cuộc chiến” giành lòng ưu ái của sếp nơi công sở tuy âm thầm nhưng lại vô cùng “ác liệt”. Mỗi nhân viên, dù mới hay cũ, đều mong có tên trong “hàng ngũ” đó. Nhưng nếu nằm trong top 10 kiểu nhân viên sau, e rằng điều bạn muốn chỉ có trong tưởng tượng.


1. Lời nói “vô văn minh”
Dù đã nỗ lực cố gắng để kiềm chế, nhưng vì bản chất hay tính cách hiếu thắng hay do áp lực công việc quá lớn… một vài người không thể che giấu nổi “điểm yếu” của mình, buông ra những lời nói “vô văn minh”, không những khiến đồng nghiệp tức giận, coi khinh mà còn “lộ” ngay bản mặt đẹp đẽ vốn được hóa trang rất kỹ trước kia, khiến sếp mau chóng loại bạn ra khỏi vị trí ưu ái.

Ngược lại, nhiều người tích cực làm việc, luôn đạt được thành tích cao, tuy nhiên lại không thể “ngơi miệng” tranh luận, cãi vã một cách bảo thủ, “ném đá giấu tay”, kể lể tật xấu của người khác để tạo đà quảng bá bản thân…Những đối tượng này dù có đạt được thành tích cao đến mấy cũng không được liệt vào tầm ngắm của sếp.

2. Công tư bất phân
Co người cho rằng mình đã cống hiến rất nhiều, lại giữ trọng trách quan trọng hàng đầu của công ty…do đó, có lỗi lầm gì đâu nếu “trích” chút ích tài sản chung của công ty ra dùng. Nhỏ thì là tờ giấy cái bút, lớn thì cái điện thoại, máy tính hay ô tô…”, tiện thể dùng điện thoại công ty “buôn” để giải quyết việc riêng, “ăn bớt” thời gian đến công ty để hẹn hò, chơi bời…

Kiểu nhân viên này tuy bề ngoài được sếp có phần nể trọng bởi năng lực, khả năng làm việc nhưng trong thâm tâm luôn có ác cảm, coi khinh và sẽ tìm cách “chặn” cơ hội thăng tiến của những người nếu làm lãnh đạo thì chỉ là “con sâu bỏ giầu nổi canh”.

3. Đưa bản thân lên “bệ phóng”
Luôn cho rằng mình tài giỏi nhất, không có mình công ty sẽ thiệt hại nặng nề, coi mọi người trong công ty như “ hậu bối” của mình…từ đó bảo thủ trong cách làm việc, cứng nhắc trong xử lý các mối quan hệ và “thất sủng” là hậu quả tất yếu.

4. Không biết lượng sức
Lại có những đối tượng ôm đồm mọi việc, luôn cho rằng mình sẽ làm tốt thậm chí là những việc quá sức, đến lúc nhận ra việc đó cũng “khó nhằn” liền cầu cứu sự giúp đỡ, tìm cách thoái thác…Những nhân viên này được sếp hoan nghênh tinh thần làm việc hăng hái, tuy nhiên, họ sẽ không bao giờ đuợc đảm nhận những trọng trách quan trọng.

5. “ Phân thân” làm việc
Ngoài công việc chính thức, đảm đương thêm nghề tay trái  không còn là chuyện lạ. Làm tốt mọi công việc thì quả thật đáng nể, tuy nhiên có người “đứng núi này trông núi nọ”, không những không hoàn thành nhiệm vụ được giao mà còn luôn tìm cách thoái thác, đùn đẩy công việc chỉ khiến mọi người xung quanh thêm ác cảm.

Phân thân làm việc khiến bạn không có thời gian cũng như không thể toàn tâm toàn ý làm tốt một việc, dù sao cũng là nghề chính, nghề phụ. Nếu hoàn cảnh khiến bạn buộc phải làm như vậy, bạn nên cân nhắc kỹ càng, tránh tuột mất cả hai cơ hội tốt.

6. Thích bao biện
Việc đã sai rành rành ra đó mà vẫn cố tình “móc nối” mọi thế lực để bao biện cho chính mình, tránh truy cứu trách nhiệm bản thân…quả thật là điều tối kỵ. Đừng nghĩ sếp im lặng nghĩa là đang đồng tình với bạn. Thật ra họ luôn quan sát kĩ càng thuộc cấp của họ. Họ chỉ ủng hộ và đánh giá cao những ai dám làm dám chịu, tự nhận khuyết điểm và sửa sai. Do đó, kiểu nhân viên này cũng không được sếp coi trọng thậm chí còn bực mình với cái “loa cãi”.

7. Gây chuyện thị phi
Vì ghen ghét, đố kỵ hay bản tính thích buôn chuyện khiến một số người trở thành chiếc “loa phóng thanh” của văn phòng. Chuyện to chuyện nhỏ để thích xoi mói, bới móc, thậm chí phao tin đồn nhảm, nói xấu người khác để gây chuyện thị phi…

Thay vì nhàn rỗi đi quản chuyện người khác, bạn nên tập trung vào chuyên môn của mình, nếu có nhàn rỗi, nên tìm cho mình những sở thích phù hợp chứ đừng lấy chuyện thị phi làm liều an thần, làm trò tiêu khiển nơi công sở.

8. Lọng dạ hẹp hòi
Đố kỵ, ghen ghét thậm chí thù hằn vì khả năng “có hạn” của bản thân, không được thành công như các đồng nghiệp khác, do đó, luôn phản bác kỳ cùng những ý kiến của người khác, cho rằng điều họ nói ra là viển vông, khó thực hiện…Kết quả là, công việc gặp cản trở, tinh thần luôn căng thẳng, quan hệ đồng nghiệp trục trặc. Sếp ghét kiểu nhân viên này là lẽ hiển nhiên.

Phạm Hằng
Theo Xin

Những thói quen xấu



Những thói quen sếp ghét

(Dân trí) - Hay than vãn, phàn nàn về điều kiện làm việc, về thái độ của đồng nghiệp,… Bạn đang làm sếp thấy bực mình bởi những thói quen tai hại của mình đấy.

Dưới đây là 4 thói quen khác của nhân viên khiến các sếp phát điên:

Thiếu chủ động

Chẳng vị sếp nào lại muốn phải chỉ bảo bạn từng chút một. Việc đó không chỉ khiến sếp mất thời gian và mệt mỏi, mà còn làm suy giảm lòng tin của sếp về năng lực của bạn.

Đừng ngồi chờ hướng dẫn. Trong những lúc rảnh rỗi, hết việc, bạn có thể giúp đỡ các đồng nghiệp khác hoặc dọn dẹp và sắp xếp lại hồ sơ cho hợp lý thay vì lang thang trên internet.

Quá chủ động

Dù điều đó xuất phát từ tham vọng, động lực, năng lượng quá lớn hay chỉ là một mong muốn làm hài lòng người khác, đó cũng là một trong nhiều thói quen mà sếp không ưa.

Chẳng hạn, bạn miệt mài bổ sung thêm màu sắc và hình vẽ cho một báo cáo nghiên cứu. Sếp không những không ấn tượng rằng bạn chăm chỉ và sáng tạo mà lại cho rằng bạn đang làm một việc không cần thiết. Lẽ ra thời gian đó bạn có thể làm xong một việc khác.

Một nguy cơ khác nữa là khi bạn quá chủ động, nhiệt tình, bạn có thể đang vượt quá bổn phận của mình và giẫm lên chân một ai đó. 

Viện lý do

Đây là một trong những thói quen gây khó chịu nhất đối với sếp. Nếu bạn đưa ra lý do, có nghĩa là bạn đã không chú tâm đến trách nhiệm của mình và lại tìm cách biện hộ bản thân vì sự không chú tâm đó.

“Tôi không làm xong được bản báo cáo vì xe của tôi bị thủng săm và khi tôi về nhà thì trời đã rất muộn”.

Dù bạn nói đúng đi nữa, điều sếp nghe thấy là: “Đó không phải là lỗi của tôi. Chiếc săm thủng giúp tôi miễn trách nhiệm”. Sếp sẽ không tập trung vào điều bạn nói mà tập trung vào điều bạn muốn nói.

Hỏi quá nhiều

Lẽ thường, đặt câu hỏi không phải là điều gì tệ hại, đặc biệt là khi bạn muốn hiểu rõ về công việc trước khi đảm nhận. Trong thực tế, biết đặt câu hỏi là điều được khuyến khích. Tuy nhiên, hỏi quá nhiều, và lại hỏi nhiều câu ngớ ngẩn, lại khiến sếp không thích chút nào và dễ bực mình.

Trước hết, hỏi nhiều và linh tinh sẽ làm lãng phí thời gian của sếp và thể hiện sự thiếu hiệu quả. Những câu hỏi như thế cũng làm xấu hình ảnh của bạn trong mắt người khác. Sếp sẽ băn khoăn khi phải giao việc quan trọng cho bạn khi nhớ lại lần trước bạn đã phải nhờ người khác hỗ trợ từ đầu đến cuối.

Xét cho cùng, sếp đánh giá cao những nhân viên đủ tháo vát để tự hiểu việc.

Linh Hương Đặng
Theo Askmen

Wednesday, February 8, 2012

Ứng xử với lời chỉ trích

Ứng xử với lời chỉ trích

Phải nhận về những lời chỉ trích, phê bình, rõ ràng, với ai cũng chẳng bao giờ vui. Tuy nhiên, vẫn luôn có cách để đương đầu với nó theo hướng ít tổn thương hơn và đôi khi, có thể tìm ra được những điều tốt đẹp từ đó.
(Ảnh minh họa)
Đây là một vài chỉ dẫn hữu ích với bạn.

Đếm tới 10 trước khi nói

Nếu ngay lập tức phản ứng với lời chỉ trích, bạn thường vấp phải thái độ quá giận mất khôn. Và những lời lẽ tuôn ra khi đó có thể sẽ quá khích, xúc phạm người khác hoặc vô bổ. Hãy tự đếm ít nhất tới 10 sau khi ai đó buông lời phê phán bạn. Sau đó hãy phản hồi. Cách đơn giản này sẽ giúp bạn bình tâm đôi chút, và việc lường trước được vài viễn cảnh sẽ giúp bạn thoát khỏi những rắc rối và tránh không nói những điều khó rút lại được sau này. Đó cũng là cách ứng xử hiệu quả để tránh việc gây ra những rắc rối không cần thiết.

Hãy hành xử như Đức Phật

Rất có thể bạn đã nghe nói về câu chuyện này. Đó thực là cách ứng xử thực tế và tuyệt vời khi nhìn nhận về sự chỉ trích. Đó cũng có thể hữu dụng hơn nữa trước sự phê phán thiếu tính xây dựng và những xúc phạm cá nhân.

Một người đàn ông cắt ngang bài giảng của đức Phật bằng một tràng thóa mạ. Ngài bèn chờ cho anh ta dứt lời mới hỏi, “Nếu ai đó tặng người khác một món quà nhưng người đó từ chối thì món quà sẽ thuộc về ai?”

“Tất nhiên là thuộc về người đem tặng”, người đàn ông đó đáp.

“Vậy thì,” đức Phật nói, “Ta từ chối không nhận những lời phỉ báng của ngươi và yêu cầu người giữ nó lại cho mình”.

Hãy đơn giản không chấp nhận món quà của kẻ chỉ trích. Bạn không cần phải nhận. Khi đó, nó sẽ vẫn thuộc về người thốt ra điều đó.

Hãy coi khen ngợi và chỉ trích là như nhau

Ai cũng thích được khen, nhưng bạn hãy rèn luyện để không cảm thấy quá phấn khích tới mức nhảy lên hay hét ầm ĩ vì vui mừng. Lợi thế của tâm trạng này là khi phải nhận lại điều ngược lại, tức những lời chỉ trích tiêu cực, khó nghe, bạn cũng sẽ bình tĩnh đón nhận mà không cảm thấy quá khó chịu hay bị những cảm xúc tiêu cực lấn át. Thậm chí, bạn còn có thể học hỏi được điều gì đó nữa từ những chỉ trích, phê bình.

Về cơ bản, tâm lý này không phụ thuộc nhiều vào những gì người khác nghĩ. Nếu bạn cứ chăm chắm lo lắng về những gì người khác nghĩ, bạn sẽ dễ bị phụ thuộc và để những người khác kiểm soát cảm xúc, kể cả việc bạn cảm thấy buồn hay vui.

Thế nên, bạn hãy dần từ bỏ việc phụ thuộc vào những đánh giá bên ngoài để quan tâm hơn tới những đánh giá từ chính bản thân. Khi tự mình nhìn nhận và đánh giá mọi việc, bạn sẽ bớt quan tâm tới những đánh giá từ bên ngoài. Tuy nhiên, đừng đẩy điều này đi quá xa. Đừng trở thành người bất cần, không muốn nghe lời chỉ trích nào, dù nó giá trị ra sao.

Nếu bạn chẳng học hỏi được điều gì từ những lời chỉ trích, hay đó chỉ là những lời ì xèo vớ vẩn của dư luận hoặc của ai đó muốn xúc phạm bạn, hãy nghĩ về tâm thế ổn định của mình và bỏ qua mọi chuyện. Bạn không quan tâm quá nhiều và sẽ nhanh chóng quên nó đi, thay vì việc dành suốt cả ngày trời để tức giận, buồn bã hay tìm hiểu căn nguyên vì sao.

Tất nhiên, việc giữ một tâm thế bình ổn trước một lẽ khen chê không hề đơn giản. Tất cả đều cần có thời gian và sự kiên trì, nhẫn nhịn trong mọi tình huống của cuộc sống.

Lắng nghe lời chỉ trích và đi vào các chi tiết

Thay vì phản ứng với người khác vì những lời lẽ của họ và tạo ra một không khí căng thẳng, bạn hãy cố gắng làm dịu đi xung đột. Hãy cố duy trì thái độ cởi mở, bình tĩnh và hình dung xem điều này có thể giúp bạn như thế nào. Ngay cả khi ai đó thốt ra những lời vô cùng khó nghe kiểu như “Công việc/blog/sản phẩm của anh/chị thật vớ vẩn!”, bạn vẫn nên hỏi thêm những câu hỏi mở kiểu như: Tại sao anh/chị nói nó vớ vẩn? Tôi có thể cải thiện nó như thế nào? Tôi có thể giải quyết nó ra sao? v.v..

Nếu họ không thể trả lời mọi câu hỏi của bạn, tức là họ chỉ cố ý chê trách mọi thứ. Nhưng đôi khi, cũng có những thông tin giá trị trong sự chỉ trích tiêu cực. Có những điều sẽ chẳng ai nói cho bạn biết. Hãy tìm ra các chi tiết thực tiễn và chính xác về những điều chưa tốt. Có thể đã luôn có một giải pháp cho vấn đề, nhưng bạn cần thêm thông tin để nhận ra điều đó. Bằng cách cải thiện kỹ năng giap tiếp và khiến nó hiệu quả, cụ thể hơn, bạn có thể tiếp cận gần hơn với việc hiểu biết người khác cũng như giải quyết rắc rối.

Và nếu bạn có thể hiểu, giúp đỡ và thay đổi tâm trạng của người đưa ra những lời chỉ trích, hẳn họ sẽ đánh giá bạn cao hơn. Biết đâu, bạn có thể biến một cuộc xung đột thành mối quan hệ giá trị cho mình.

Cẩn trọng trong sử dụng email

Vì ngôn ngữ là một phần nhỏ của quá trình giao tiếp, bởi chiếm phần lớn trong giao tiếp là giọng điệu ngôn ngữ và cử chỉ thể hiện, do đó, sẽ là khôn ngoan nếu bạn không hồi đáp lại những lời chỉ trích qua email. Tốt hơn hết, bạn nên gọi điện hoặc gặp trực tiếp chủ nhân của những lời trách móc. Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc tạo thêm một mớ những hiểu lầm. Tương tự, tránh sử dụng email cũng là điều bạn nên làm khi có ý định chỉ trích ai đó.

About Me

My photo
Định Tường, Yên Định, Vietnam
KakalosVinh45

Followers