Monday, June 22, 2009

Câu chuyện về logo VIETTEL và slogan ” hãy nói theo cách của bạn “

Viettel “gã nhà quê” làm thương hiệu.

Khi đọc câu khẩu hiệu (slogan) "Hãy nói theo cách của bạn - Say it your way", không ai tin đó là một slogan của một công ty Việt Nam mà còn là slogan của một công ty của quân đội bởi nó quá "Tây". Những chuyên gia xây dựng thương hiệu gọi đùa đó là câu chuyện của "Gã nhà quê" làm thương hiệu.
"Nhà quê" nhưng chơi trội! Trước khi bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu cho Công ty Viễn thông Quân đội, kiến thức về thương hiệu của những lãnh đạo công ty này gần như bằng con số O tròn trĩnh. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết: "Lúc được giao nhiệm vụ xây dựng thương hiệu, tôi cũng không biết gì nhiều về vấn đề này, chỉ hiểu láng máng là đi làm logo cho công ty".
Tuy nhiên, ông Hùng và các đồng nghiệp tại Viettel đều chung một ý nghĩ: phải thuê một công ty nước ngoài có nhiều kinh nghiệm để tư vấn.
JW Thompson (JWT) - Công ty quảng cáo nước ngoài đã được chọn. Một công ty quân đội vốn có kiểu marketing "nhà quê" như Viettel thì việc thuê JWT có thể coi là một hành động "chơi trội". Hợp đồng của Viettel và JWT lúc đó có trị giá 45.000 USD với thời hạn 2 tháng (thực tế mất tới 8 tháng), được coi là một hợp đồng đắt đỏ của Viettel trong lịch sử làm marketing của công ty này.
Thế nhưng có lẽ đó là một trong những hợp đồng về thương hiệu hời nhất mà Viettel có được.Khi bắt đầu làm thương hiệu, Giám đốc sáng tạo của JWT - Steve Bonnell nói với ông Hùng: "Xây dựng thương hiệu là đi tìm một triết lý sống cho công ty của các ông. Đừng dễ tính với chúng tôi và chúng tôi cũng không mong điều đó". Steve cũng không ngờ rằng sau này những người của Viettel làm việc với ông lại thực hiện một cách nghiêm túc đến mức kinh khủng câu nói của mình. Câu nói của Steve đã góp phần làm cho hợp đồng với Viettel trở thành một hợp đồng bị "hớ" nặng của JWT.
Đi ngược lại "truyền thống”
Một trong những yêu cầu cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu của Viettel là đưa ra điểm khác biệt giữa Viettel và các công ty viễn thông khác. Viettel đã bắt đầu bằng việc "chống lại lịch sử". Trong nhiều năm, ngành viễn thông là một ngành độc quyền. Những khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông như điện thoại cố định, điện thoại di động, internet,... bị gọi là "thuê bao" và bị coi như những con số chứ không như những con người.
Khi đưa ra ý tưởng về tầm nhìn thương hiệu (brand vision), ông Hùng nói với phía JWT: "Tôi muốn các khách hàng của Viettel được tôn trọng hơn. Họ là những cá thể riêng biệt với những đặc điểm riêng, nhu cầu riêng của họ, họ phải được phục vụ theo cách riêng chứ không phải như kiểu phục vụ cho đám đông. Họ là những khách hàng chứ không phải là những con số". Về mặt ý tưởng, Viettel đã thực sự tạo nên một cú "đi ngược lại truyền thống" và đưa ra những vấn đề nhạy cảm mà mọi người chưa để tâm tới.
Bế tắc của Slogan "Đông Tây kết hợp”
Khi cùng các chuyên gia thương hiệu của JWT làm việc, phía Viettel đưa ra một yêu cầu cho việc xây dựng tầm nhìn thương hiệu: sự kết hợp của văn hoá Đông - Tây sẽ tạo nên một sự bổ sung hoàn hảo cho văn hoá của Viettel. Theo ông Hùng, người phương Đông thường ra quyết định dựa trên 3 yếu tố.
Thứ nhất là dựa vào cảm nhận trực quan để ra quyết định, kiểu như việc thấy "thằng này chơi được" thì ký hợp đồng. Thứ hai, là nặng về tư duy tình cảm. Thứ ba, là chú ý về cơ chế cân bằng. Thế nhưng, mặt yếu của nó là thiếu tư duy phân tích, logic, tính hệ thống, thiếu tính sáng tạo và cải cách, cũng như thiếu cơ chế động lực cá nhân, mà đây lại là những điểm nổi bật của người phương Tây.
Ban đầu JWT đưa ra tầm nhìn "Technology with a heart", khẩu hiệu này đáp ứng khá tốt yêu cầu về kết hợp văn hoá Đông Tây mà Viettel đặt ra. Thế nhưng khi JWT đưa ra một sự lựa chọn khác là "Caring Innovator" thì Ban lãnh đạo của Viettel lại đổi ý. Theo giải thích của Viettel về tầm nhìn nhãn hiệu "Caring Innovator" biểu hiện 2 nét văn hoá: phương Đông với "Caring" thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, hướng nội; phương Tây với "Innovator" thể hiện sự sáng tạo, hiện đại, tính đột phá và mang hơi thở của khoa học kỹ thuật.
Tuy nhiên, không giống như sự đồng nhất cao về tầm nhìn thương hiệu, việc đưa ra một slogan cho Viettel lại gặp phải rắc rối lớn khi cả Viettel và JWT chưa tìm ra một slogan tốt hơn thoả mãn cả việc cá nhân hoá nhu cầu của khách hàng và kết hợp được cả triết lý của văn hoá Đông Tây. Nhiều slogan khác được JWT đưa ra như "Far become near" hay "Closer and Closer". . . đều không được chấp nhận vì bị chê là "quá tình cảm, quá thiên về văn hoá phương Đông". Thậm chí phía Viettel còn tổ chức riêng một cuộc thi trong nội bộ cán bộ công nhân viên của Viettel với giải thưởng 100 triệu đồng cho ai đưa ra được một Slogan phù hợp. Thế nhưng hàng nghìn ý tưởng được đưa ra mà không có một ý tưởng nào được chấp nhận.
Giám đốc sáng tạo của JWT nói với ông Hùng: "Chúng tôi đã bị lỗ với hợp đồng này vì các ông quá kỹ tính trong việc xây dựng thương hiệu".
"Say it your way”Vào thời điểm khó khăn nhất, JWT đưa ra một số slogan cho Viettel trong đó có slogan "Say it your way" như một sự lựa chọn cuối cùng.Thế nhưng không giống như những gì các chuyên gia nhãn hiệu của JWT tưởng tượng, "Say it your way" được Viettel đón nhận một cách khá nồng nhiệt. Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói: "Đó là một Slogan để đời của chúng tôi, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu hướng tới những nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng mà còn thể hiện sự quan tâm lắng nghe của Viettel đối với nhu cầu đó.
Mặt khác, đối với chính nội bộ của Viettel, slogan này cũng thể hiện sự quan tâm, lắng nghe đến các nhu cầu, ý kiến, ý tưởng sáng tạo của từng cá nhân và cho phép họ được thể hiện theo cách riêng của mình.
Logo "Dấu ngoặc kép"
Vượt qua được chướng ngại vật về slogan, Viettel và JWT lại gặp một rắc rối khác khi thiết kế logo. Hai bên mất gần 2 tháng mà không thể tìm ra được một ý tưởng thích hợp cho việc thiết kế logo. Phía JWT đưa ra một số ý tưởng rất Việt Nam và rất "quân đội" cho việc thiết kế như ý tưởng thiết kế logo hình chữ V hay hình Ngôi sao,... nhưng đều không được phía Viettel chấp thuận vì "nó không được sáng tạo cho lắm, không thể hiện được tính đột phá và quan trọng hơn là nó không thể hiện được triết lý thương hiệu" như lời nhận xét của ông Hùng.
Khoảng gần 2 tháng, việc thiết kế logo cho Viettel bị hoãn lại cho đến một ngày Steve Bonnell đột nhiên nghĩ ra ý tưởng về Dấu ngoặc kép và gọi ngay cho ông Hùng. "Tôi nghĩ ngay đến sự trân trọng. Nếu bạn tôn trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép. Điều này cũng rất thích hợp với slogan "Say it your way" được đưa ra trước đó: Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của các khách hàng cũng như nhân viên của mình". Ông Hùng cho biết về ý nghĩa của ý tưởng này.
Với ý tưởng của dấu ngoặc kép, logo của Viettel sau đó được thiết kế với hình elip biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (văn hoá phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hoà quyện vào nhau (văn hoá phương Đông). Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng đất (địa), và màu trắng (nhân). Theo đúng Bát quái thì thiên ứng với màu đỏ nhưng được đổi thành màu xanh để cho tông màu phù hợp với bố cục và phù hợp với biểu trưng của quân đội.
“Gã nhà quê lột xác”
Kể từ khi hoàn thành việc xây dựng tầm nhìn thương hiệu, slogan và logo, Viettel dường như bắt đầu một "cuộc sống" mới. Trong số các công ty viễn thông mới hoạt động, Viettel là công ty duy nhất đi vào tâm trí của khách hàng với một ý tưởng rất khác biệt về cá thể hoá việc phục vụ các dịch vụ viễn thông và về sự lắng nghe nhu cầu của từng khách hàng tại Việt Nam.Về mặt bản chất, gọi điện thoại cố định (mạng 266xxxx) hay di động (mạng 098) của Viettel thì cũng không khác gì gọi điện thoại của mạng cố định của VNPT hay gọi di động của Vinaphone, Mobiphone hay S-Fone. Thế nhưng ý tưởng "bạn được nói theo cách của riêng mình - Say it your way" tạo ra sự cảm nhận khác biệt. Đó mới chỉ bước khởi đầu của việc xây dựng một nhãn hiệu.

Những bài viết liên quan
Sao vào mùa... đại sứ thương hiệu
Dụng “sao” làm thương hiệu: Không phải là “cây đũa thần”
Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế Slogan, Nhạc hiệu và Tính cách thương hiệu
Thương hiệu: Đầu tư thấp, vi phạm tràn lan
Thương hiệu đối với khách hàng…
Thách thức lớn hơn là Viettel phải có được những "kinh nghiệm nhãn hiệu - branded experience" thành công. Đây mới là điều khó nhất và nó sẽ kéo dài trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh của Viettel. "Gã nhà quê" Viettel có thực sự được "lột xác" trong cuộc chiến tranh nhãn hiệu trong tương lai hay không? Khách hàng chứ không phải các chuyên gia về nhãn hiệu sẽ có câu trả lời chính xác nhất.
(Vietnambranding - Theo hanghoavathuonghieu)

Câu chuyện về logo VIETTEL và slogan ” hãy nói theo cách của bạn “


Trước năm 2003 , trước khi bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu cho công ty Viễn thông quân đội, kiến thức về thương hiệu của những lãnh đạo công ty này gần như bằng con số 0 tròn trĩnh.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel cười và nói về chuyện xây dựng thương hiệu của Viettel : “ Lúc đó được giao nhiệm vụ xây dựng thương hiệu, tôi cũng không biết gì nhiều về vấn đề này, chỉ hiểu láng máng là đi làm logo cho công ty”.
Tuy nhiên, ông Hùng và các đồng nghiệp của mình tại Viettel đều chung một ý nghĩ “ phải thuê một công ty nước ngoài có nhiều kinh nghiệm để tư vấn”.
Cuối cùng thì JW Thomson (JWT) - Công ty quảng cáo lớn nhất thế giới có mặt tại ViệtNam - đã được chọn. Đối với đại đa số các công ty Việtnam, việc thuê một công ty quảng cáo nươc ngoài làm thương hiệu là một việc làm quá “xa xỉ” thì việc thuê JWT có thể coi là một hành động “ chơi trội “.
Trị giá hợp đồng của Viettel và JWT lúc đó có giá trị 45000 USD và được thực hiện trong vòng 2 tháng ( thực tế mất tới 8 tháng ), được coi là một hợp đồng lịch sử làm marketing của công ty này. Thế nhưng có lẽ là một trong những hợp đồng về thương hiệu hời nhất mà Viettel có được.
Khi bắt đầu làm thương hiệu, Giám đốc sáng tạo của JWT- Steve Bonnell nói với ông Hùng “ Xây dựng thương hiệu là đi tìm một triết lý sống cho công ty của các ông, đừng dễ tính với chúng tôi và chúng tôi cũng không mong điều đó”. Steve cũng không ngờ rằng sau này những người của Viettel làm việc với mình lại thực hiện một cách nghiêm túc đến mức kinh khủng câu nói của mình. Câu nói của Steve đã góp phần làm cho hợp đồng với Viettel trở thành một bi “hớ” nặng của JWT.
Đi ngược lại truyền thống
Một trong những yêu cầu cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu của Viettel là đưa ra điểm khác biệt giữa Viettel và các công ty viễn thông khác.Ông Hùng và các đồng nghiệp của mình đã bắt đầu bằng việc “ chống lại lịch sử”. Trong nhiều năm, ngành viễn thông là một ngành độc quyền với sự thống trị hoàn toàn của tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông ( VNPT).

Những khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông như điện thoại cố định, điện thoại di đông, internet… bị gọi là thuê bao và bị coi như những con số chứ không như những con người. Điều này dường như ít người chú ý tới bởi họ chỉ có một nhà cung cấp, không có cơ hôi để lựa chọn , cũng không có quyền phàn nàn. Nhưng chưa hết , do sự thống trị của một mình VNPT, cách quản lý khách hàng cũng rất khác, họ coi khách hàng là một đám đông và phục vụ theo kiểu phục vụ đám đông.Khi đưa ra ý tưởng về tầm nhìn của thương hiệu, ông Hùng nói với phía JWT “ tôi muốn các khách hàng của Viettel được tôn trọng hơn. Họ là những cá thể riêng biệt với những đặc điểm riêng, nhu cầu riêng của họ.
Họ phải được phục vụ riêng chứ không phải kiểu phục vu đám đông. Họ là những khách hàng chứ không phải là những con số”. Về mặt ý tưởng , Viettel thực sự đã tạo nên môt cú “đi ngược truyền thống” và đưa ra những vấn đề nhạy cảm mà mọi người chưa để tâm tới.
“ Caring Innovator”
Khi cùng các chuyên gia thương hiệu của JWT làm việc, phía Viettel đã đưa ra một yêu cầu cho việc xây dựng tầm nhìn của thương hiệu (brand vision); sự kết hợp của văn hoá phương Đông và phương Tây. Ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét “ khi bắt tay vào làm thương hiệu cho Viettel thì văn hoá của công ty chưa được định hình .
Vì thế chúng tôi có khát vọng đưa văn hoá của công ty vào tầm nhìn cảu thương hiêu, trong đó chúng tôii muốn kết hợp văn hoá Đông Tây vào đó”.Theo Ông Hùng, người phương Đông thì thừơng ra quyết đinh dựa trên 3 yếu tố.
Thứ nhất là dựa vào cảm nhận trực quan để ra quyết định , kiêu như việc thấy “ thằng này chơi được “ thì ký hợp đồng . Thứ hai là nặng về tư duy tình cảm. Thứ ba là chú ý về cơ chế cân bằng. Thế nhưng , mặt yếu của nó là thiếu tư duy phân tích, logic, tính hệ thống và sự sáng tạo mà đây là những điểm nổi bật của người Phương Tây. “Sự kết hợp của văn hoá Đông -Tây sẽ là một sự bổ sung hoàn hảo cho văn hoá của Viettel” Ông Hùng nhận xét.
Dựa trên yêu cầu này, ban đầu JWT đưa ra tầm nhình “ Technology with a heart “ khẩu hiệu này đáp ứng khá tốt yêu cầu về kết hợp văn hoá Đông Tây mà Viettel đặt ra. Thế nhưng khi JWT đưa ra một lựa chọn khác là “ Caring Innovator” thì ban lãnh đạo của Viettel lại đổi ý.

Theo giải thích của Viettel về tầm nhìn nhãn hiệu “ Caring Innovator” biểu hiện hai nét văn hoá: PHương Đông với “Caring” thể hiện sự quan tâm , chăm sóc, hướng nội; phương Tây với “ Innovator” thể hiện sự sáng tạo, hiện dại, tính đột phá và mang hơi thở của khoa học kỹ thuật. Ông Nguyễn Mạnh Hùng giải thích về sự lựa chọn này “ Chúng tôi thấy từ Caring có nhiều cảm xúc hơn từ Heart; còn Innovator thì mạnh hơn từ Technology” . Trên thực tế, theo đánh giá của các chuyên gia về thương hiệu , việc lựa chọn giữa 2 khẩu hiệu này chỉ là theo cảm tính của người Phương Đông chú không thể phân tích một cách chinh xác cái nào mạnh hơn.

Bế tắc của Slogan “Đông Tây Kết Hợp”Tuy nhiên , không giống như sự đồng nhất cao về tầm nhìn thương hiệu, vịêc đưa ra một slogan cho Viettel lại găp phải rắc rối lớn khi cả Viettel và JWT không thể tìm ra một câu slogan thoả mãn cả việc cá nhân hoá nhu cầu của khách hàng và kết hợp được cả triêt lý cảu văn hoá Đông Tây.
Nhiều slogan cảu JWT đưa ra như “ Far become Near “ hay “ Closer and Closer”… đều không được chấp nhận vì bị chê là “ quá tình cảm, quá thiên về văn hoá phương Đông”. Thậm chí phía Viettel còn tổ chức riêng 1 cuộc thi trong nội bộ cán bộ công nhân viên của Viettel với giài thưởng 100 triệu đồng cho ai đưa ra 1 slogan phù hợp.
Thế nhưng hàng ngàn ý tưởng được đưa ra mà không có một ý tưởng nào được chấp nhận.Việc đưa ra 1 slogan gặp bế tắc và phía JWT gần như muốn bỏ cuộc bởi hợp đồng của JWT với Viettel chỉ kéo dài 2 tháng nhưng thời gian thực hiện đã kéo dài hơn 4 tháng. Steve Bonnel, giám đốc sáng tạo của JWT nói với ông Nguyễn Mạnh Hùng: “Chúng tôi đã bị lỗ với hợp đồng này vì các ông quá kỹ tính trong việc xây dựng thương hiệu.

“Say it your way”Vào thời điểm khó khăn nhất, Steve và các đồng nghiệp tại JWT đưa ra một số slogan cho Viettel trong đó có slogan “Say it your way” như một sự lựa chọn cuối cùng. Steve và các đồng nghiệp không dám chắc chắn về việc “Say it your way” sẽ được chọn bởi nó quá “Tây” mà điều này khó có thể được chấp nhận 1 cách dễ dàng với 1 công ty quân đội như Viettel. Thế nhưng không giống như những gì các chuyên gia nhãn hiệu của JWT đã tưởng tượng, “Say it your way” được Viettel đón nhận 1 cách khá nồng nhiệt.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Đó là 1 slogan để đời của chúng tôi, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu hướng tới những nhu cấu riêng biệt của từng khách hàng mà còn thể hiện sự quan tâm lắng nghe của Viettel đối với nhu cầu đó.
Mặt khác, đối với chính nội bộ của Viettel, slogan này cũng thể hiện sự quan tâm, lắng nghe đến các nhu cầu, ý kiến, ý tưởng sáng tạo của từng cá nhân và cho phép họ được thể hiện theo cách riêng của mình. Tuy nhiên đúng là slogan này có xu hướng thể hiện văn hóa phương Tây nhiều hơn.”

“Dấu ngoặc kép”Vượt qua được chướng ngại vật về slogan, Viettel và JWT lại gặp rắc rối khác khi thiết kế logo. 2 bên mất gần 2 tháng mà không thể tìm ra 1 ý tưởng thích hợp cho việc thiết kế logo. Phía JWT đưa ra 1 số ý tưởng rất Việt Nam và rất quân đội cho việc thiết kế như ý tưởng thiết kế logo hình chữ V hay hình ngôi sao… nhưng đều không được phía Viettel chấp nhận vì nó không sáng tạo cho lắm và không thể hiện được tính đột phá như lời nhận xét của ông Hùng.
Vào thời điểm này phía JWT thật sự nổi giận vì sự khó tính của “gã nhà quê” Viettel. Steve cho biết, “Chúng tôi đã lỗ nặng nhưng vẫn phải tiếp tục theo đuuổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Họ đã làm quá đúng lời khuyên của chúng tôi ”không nên dễ tính.”
Khoảng gần 2 tháng, việc thiết kế logo cho Viettel bị hoãn lại cho đến 1 ngày Steve Bonnel chợt nghĩ ra ý tưởng về dấu ngoặc kép và gọi ngay cho ông Hùng. Không cần giải thích, ông Hùng cảm nhận ngay ý nghĩa của ý tưởng này.
Ông Hùng nói, “Tôi nghĩ ngay đến sự trân trọng. Nếu bạn tôn trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép. Điều này cũng rất thích hợp với slogan “Say it your way” được đưa ra trước đó. Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của các khách hàng cũng như nhân viên mình.”
Với ý tưởng của dấu ngoặc kép logo của Viettel được thiết kế với hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau (Văn hóa phương Đông).
3 màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng (địa), và màu trắng (nhân). Theo đúng bát quái thì thiên ứng với màu đỏ nhưng đuợc đổi thành màu xanh để tông màu phù hợp với bố cục và biểu trưng của quân đội.
“Gã nhà quê lột xác”
Kể từ khi hoàn thành việc xây dựng tầm nhìn thương hiệu, slogan và logo, Viettel dường như bắt đầu 1 cuộc sống mới. Trong số các công ty viễn thông mới hoạt động, Viettel là công ty duy nhất đi vào tâm trí khách hàng với 1 ý tưởng rất khác biệt vế cá thể hóa việc phục vụ các dịch vụ viễn thông và về sự lắng nghe nhu cầu của từng khách hàng tại Việt Nam.

Thursday, June 18, 2009

Nhiều “đại gia” “nhòm ngó” đầu số 099

Nhiều “đại gia” “nhòm ngó” đầu số 099

Cho dù đầu số 099 đã “có chủ”nhưng nhiều mạng di động sắp ra đời vẫn “nhòm ngó” đầu số này để thu hút khách hàng khi họ chính thức cung cấp dịch vụ.


Đầu số 099 lại “nóng”

Thời điểm hiện tại, một số mạng di động mới và mạng nhà điều hành mạng ảo chuẩn bị cung cấp dịch vụ. Đây cũng là thời điểm buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải xin cấp phép đầu số để hoàn tất những bước cung cấp dịch vụ. Vì vậy, đầu số đẹp được các doanh nghiệp này nhắm đến như là một thứ gia tăng tính hấp dẫn khách hàng vào mạng của mình. Và đương nhiên, đầu số được coi là đẹp nhất hiện nay là 099 được các “đại gia” đổ xô nhắm đến, mặc dù đầu số này đang được cấp cho VNPT để sử dụng dịch vụ VSAT. Sở dĩ các mạng đổ xô xin Bộ TT&TT cấp cho đầu số 099 bởi họ thấy đang “có cơ hội” vì hiện đầu số này chưa được VNPT sử dụng hết.

Trong buổi làm việc với Bộ TT&TT, đại diện của VimpelCom đã đề nghị được cấp đầu số 099 để chuẩn bị khai trương mạng di động Gtel Mobile vào quý IV/2009. VimpelCom cũng kiến nghị Bộ TT&TT cấp thêm dải tần số của mạng di động khác chưa dùng đến ở băng tần 900 và cấp một phần dải tần 3G của VinaPhone được cấp phép để mạng di động này cung cấp dịch vụ 3G. Không chỉ có Gtel, mới đây, Đông Dương Telecom cũng đề nghị với lãnh đạo Bộ TT&TT xin “ké” chút đầu số 099 mà VNPT chưa sử dụng hết để chuẩn bị cho việc cung cấp mạng di động ảo của mình. Trên lý thuyết, đầu số 099 có thể đáp ứng cho các mạng di động phát triển được 10 triệu thuê bao, nhưng thực tế chỉ có thể đáp ứng tối đa cho 8 triệu thuê bao mà thôi. Mức hữu hạn của đầu số này đã khiến vấn đề trở nên khó xử khi mà nó đã được cấp cho VNPT, nhưng vẫn được nhiều “đại gia” “nhòm ngó”.

Vì sao “nóng”?

Trước đây, Bộ TT&TT không đồng ý tăng thêm số cho những đầu số có 10 chữ số (đầu số 09) khi đầu số này cạn kiệt mà cấp thêm đầu số có 11 chữ số (đầu số 01). Trên thực tế, khách hàng tiếp nhận đầu số 01 không mấy mặn mà bởi khó nhớ hơn... Những phản ứng tự nhiên của thị trường được thể hiện rất rõ qua việc rao bán các số đẹp. Số đẹp của đầu số 09 sẽ có mức giá cao hơn rất nhiều so với số đẹp của đầu số 01. Trước tâm lý của thị trường, những mạng di động chuẩn bị cung cấp dịch vụ cũng muốn được Bộ TT&TT cấp cho đầu số đẹp mà các nhà cung cấp dịch vụ khác chưa dùng hết là đầu số 099. Nếu mạng di động nào có được đầu số này sẽ là lợi thế rất lớn để phát triển thuê bao.

Cho dù chưa có ý kiến chính thức liệu Bộ TT&TT có thu hồi đầu số này để cấp cho Gtel Mobile hay Đông Dương Telecom không, nhưng chuyện này đã “nóng” trên các diễn đàn trên mạng bởi rất nhiều khách hàng muốn được sử dụng đầu số đẹp và phần lớn đều không quan tâm đầu số đó sẽ do ai cung cấp.

Ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông của Bộ TT&TT cho biết, đầu số 099 đã được Bộ cấp cho VNPT để cung cấp dịch vụ VSAT nên không thể thu hồi được. Một kịch bản khác được nhiều người đưa ra là có thể các “đại gia” mong muốn có được đầu số đẹp này sẽ thương thảo với VNPT rồi báo cáo lên Bộ TT&TT để thu hồi đầu số và cấp cho họ. Thế nhưng, kịch bản chưa hề sáng sủa bởi không dễ gì VNPT “buông” “món hời” này ra.

Một số nguồn tin cho hay hiện VNPT mới chỉ sử dụng 2 dải số là 0992 và 0993 của đầu số 099. Thế nhưng, ông Lâm Quốc Cường, Phó giám đốc VTI, đơn vị được giao quản lý mạng VSAT cho biết đầu số này cơ bản đã được VNPT phân bổ sử dụng hết. Như vậy, câu chuyện “tranh chấp” đầu số đẹp vẫn còn bế tắc.

(theo ICTnews)

Thị trường viễn thông: Sau cú sốc sẽ là bước ngoặt?

Thị trường viễn thông: Sau cú sốc sẽ là bước ngoặt?

Ngay sau khi Viettel giảm cước, MobiFone và VinaPhone cũng đã công bố kế hoạch giảm cước di động theo thứ tự áp dụng từ ngày 3.6 và 5.6. Trong khi các DN lớn "gây sốc" thì các DN nhỏ vẫn chưa có phản ứng.


Liệu sự "áp đặt" thị trường của các đại gia có tạo nên những bước ngoặt của thị trường viễn thông nóng này?

Sốc nối tiếp sốc

Từ ngày 1.6, Viettel công bố giảm mạnh cước di động với mức bình quân lên tới 15% cho tất cả các gói cước. Tại thời điểm đó, các mạng di động nhỏ và bản thân khách hàng đều bị sốc. Theo các chuyên gia viễn thông, chưa khi nào một DN di động lại giảm đồng loạt và giảm mạnh giá cước như lần này.

Tuy nhiên, dường như thị trường và khách hàng chưa kịp có phản ứng thì VinaPhone và MobiFone lại "gây sốc" mạnh hơn khi đồng loạt giảm cước và giảm mạnh hơn Viettel. Theo đó, VinaPhone công bố chương trình giảm cước lớn nhất từ trước tới nay với mức giảm lên tới 21%.

Cụ thể, cước gọi VinaCard từ 1.750đ/phút xuống 1.380đ/phút với gọi nội mạng và từ 1.990đ/phút xuống 1.580đ/phút với gọi liên mạng. Gói cước bình dân Vina365 cũng giảm tới 16%, cước thuê bao Talk24 giảm 20%. Giá thuê bao giảm từ 55.000đ xuống còn 49.000đ/tháng.

Tương tự, MobiFone cũng giảm mạnh hơn Viettel, với mức giảm trung bình là hơn 16% cho tất cả các gói cước. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử viễn thông, cước của VinaPhone và MobiFone thấp hơn Viettel.

Ông Hồ Đức Thắng - Phó GĐ VinaPhone - cho biết: Chương trình giảm cước là sự chia sẻ khó khăn với người sử dụng bằng dịch vụ và chi phí thấp nhất.

Ông Lê Ngọc Minh - GĐ MobiFone - thì khẳng định, việc giảm cước đã nằm trong kế hoạch của DN này. Đây là một cách để chia sẻ khó khăn với khách hàng trong bối cảnh kinh tế suy thoái, đồng kích thích mạnh hơn nhu cầu sử dụng thông tin di động của khách hàng.

Bước ngoặt mới của thị trường

Có thể nói, cùng với việc thắng thế trong cuộc đua 3G, một lần nữa 3 đại gia viễn thông lại áp đặt thị trường. Đặc biệt với việc giảm cước rất mạnh, 3 DN này đang tạo sức ép rất lớn lên các mạng di động còn lại - vốn bị coi là yếu thế về năng lực hệ thống mạng, số lượng thuê bao cũng như giá cước. Có được điều này, một trong những lý do mấu chốt và đơn giản là bởi với ưu thế về số lượng thuê bao, thời gian khấu hao thiết bị, độ phủ rộng của mạng lưới. Vì thế, các DN nhỏ cũng thừa nhận, đây là "niềm vui" cho khách hàng, nhưng lại là "nỗi lo" của DN nhỏ, thậm chí những DN này đang toan tính phải xây dựng lại chiến lược kinh doanh.

Ông Nguyễn Xuân Quân - Phó TGĐ Vietnamobile - nói: Thực tế khi ra mắt, Vietnammobile mới là mạng có gói cước hấp dẫn nhất với cước blok 1 giây (1.600đ/phút); đồng thời không phân biệt nội-ngoại mạng. Tuy nhiên, 3 DN trên đã san hòa mức cước với Vietnamobile. Khi yếu tố rẻ không còn thì cũng là lúc DN gặp khó khăn. Vì thế, Vietnamobile sẽ nghiên cứu giảm cước. Trong khi đó, EVN Telecom và S-Fone thừa nhận là quá khó khăn khi 3 DN lớn giảm cước. Song, rất có thể vì cạnh tranh mà những DN này sẽ phải chạy theo cuộc đua.

Tuy nhiên, mấu chốt cuộc chơi không đơn thuần là việc giảm cước. Các chuyên gia viễn thông phân tích: VN chuẩn bị chào đón sự ra đời của Gtel Mobile. VTC và Đông Dương Telecom cũng đã được cấp phép cung cấp dịch vụ thông tin di động không tần số. Điều đó đồng nghĩa với việc VN sắp có thêm mạng di động mới, bên cạnh việc có DN thuê hạ tầng mạng và tần số của DN đang hoạt động để cung cấp dịch vụ. Đây mới thực sự là bước ngoặt của thị trường. Khi đó, nhiều tiên đoán cho rằng sẽ có cuộc "đại phẫu" với sự hợp tác, thôn tính hoặc sáp nhập, trong đó đối tượng là những DN nhỏ không chịu nổi sức ép cạnh tranh.

(theo Lao động)

Viettel kết thúc chương trình khuyến mại cộng tiền nghe cho khách hàng

Viettel kết thúc chương trình khuyến mại cộng tiền nghe cho khách hàng

Kể từ 0h00 ngày 1/6/2009, Viettel ngừng áp dụng chương trình khuyến mại cộng tiền nghe sau 2 năm thực hiện rất thành công và được sự đón nhận của đông đảo khách hàng. Thay vào đó, Viettel sẽ giảm cước đồng loạt, giúp khách hàng tiết kiệm thêm chi phí.


Ngày 21/5/2007, như một lời cảm ơn tới 12 triệu khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn mạng di động Viettel, Công ty Viettel Mobile (nay là Công ty Viettel Telecom) đưa ra chương trình khuyến mại tặng tiền cho khách hàng khi nghe cuộc gọi đến.

Cho đến nay, chương trình thực hiện đã tròn 2 năm và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo khách hàng. Dư luận cũng đánh giá đây là bước đột phá mới trong công tác chăm sóc khách hàng của Viettel.

Khách hàng nhận cuộc gọi vốn không phải trả phí trong cuộc đàm thoại nhưng sự lắng nghe lại có ý nghĩa quyết định đến việc duy trì kết nối giữa hai người. Chính vì thế, thực hiện chương trình khuyến mại tặng tiền cho khách hàng khi nhận cuộc gọi, Viettel mong muốn khuyến khích và trân trọng sự lắng nghe của khách hàng. Điều này cũng phù hợp với phương châm xuyên suốt của Viettel: “Với Viettel, bạn được lắng nghe trọn vẹn”.

Điều đáng nói hơn nữa, thời điểm đó, Viettel là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên ở Việt Nam thực hiện chương trình đầy ý nghĩa này. Sau Viettel, một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông cũng đưa ra chương trình khuyến mại tương tự, mang lại lợi ích thiết thực không chỉ cho khách hàng của Viettel mà cho mọi khách hàng dùng điện thoại di động nói chung.

Tổng kết 2 năm thực hiện chương trình, ông Hoàng Sơn Giám đốc Công ty Viễn thông Viettel cho biết, trong 2 năm qua, mỗi tháng Viettel đã chia sẻ hơn 100 tỷ lợi nhuận dành tặng khách hàng. Có thể nói đến nay, chương trình tặng tiền nghe cho khách hàng mà Viettel khởi xướng đã hoàn thành rất tốt “sứ mạng lịch sử” trong giai đoạn vừa qua.

Cũng theo ông Hoàng Sơn, mỗi chương trình khuyến mại đều có một “sứ mạng lịch sử” riêng; nhưng đều có mẫu số chung là đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho mọi khách hàng đang sử dụng mạng di động Viettel. Tiếp nối thành công của chương trình khuyến mại tặng tiền nghe cho khách hàng, Viettel sẽ tiếp tục đưa ra những chương trình khuyến mại mới hấp dẫn hơn nữa.

Để cảm ơn khách hàng đã tin tưởng lựa chọn trong suốt thời gian qua, sắp tới Viettel sẽ có đợt giảm cước đồng loạt, giúp tiết kiệm thêm chi phí cho khách hàng đang dùng mạng di động Viettel./.

Tiền nghe cuộc gọi

Đua nhau bỏ ưu đãi tặng tiền nghe cuộc gọi

Sau VinaPhone và MobiFone, mạng di động Viettel cũng đang xem xét bỏ chính sách tặng tiền cho khách hàng nhận cuộc gọi.


Năm 2007, các mạng di động rầm rộ đưa ra chương trình tặng tiền cho khách hàng khi nhận cuộc gọi với mức từ 80 – 160 đồng/phút. Thế nhưng sau gần 2 năm thực hiện chương trình này, các mạng di động đã lần lượt nói lời chia tay bởi nó không còn mang lại hiệu quả trong khi đó lại phải chia sẻ mất nhiều doanh thu.

Chia sẻ 20% cước kết nối để “giữ chân” thuê bao

Ngày 21/5/2007, lần đầu tiên trên thị trường thông tin di động, Viettel tuyên bố đưa ra chính sách tặng tiền cho tất cả các khách hàng của mạng này khi nghe cuộc gọi đến. Theo đó, cứ mỗi phút nghe gọi đến khách hàng của Viettel sẽ được tặng 100 đồng. Thời điểm đó Viettel cho rằng, khi khách hàng nhận cuộc gọi không làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp viễn thông vẫn được chia sẻ doanh thu kết nối từ doanh nghiệp chiều đi. Chính sách này sẽ tạo ra nhiều thuê bao trung thành cũng như giảm chi phí cho thuê bao ảo của Viettel Mobile. Theo tính toán của Viettel Mobile, với chính sách này, nhà cung cấp dịch vụ sẽ chia sẻ khoảng 20 - 30% doanh thu kết nối của mình cho khách hàng và giúp khách hàng giảm từ 8% – 10% chi phí sử dụng dịch vụ thông tin di động.

Sau Viettel, ngày 1/9/2007, MobiFone cũng tuyên bố tung ra chương trình đặc biệt dành cho tất cả các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của MobiFone nhằm tôn vinh “Giá trị của sự lắng nghe” mạnh tay hơn cả Viettel Mobile. Theo chương trình này, bất kỳ một khách hàng nào sử dụng dịch vụ của MobiFone khi nhận cuộc gọi từ một thuê bao khác (bất kể di động hay cố định, trong nước hay quốc tế) đều được tặng tiền vào tài khoản hoặc trừ vào cước sử dụng trong tháng. MobiFone cho biết, cùng với các chương trình khuyến mãi khác đang được tung ra, chương trình khuyến mãi nghe được tiền của MobiFone cũng đã phát huy hiệu quả rất tốt để giữ chân thuê bao cũ và thu hút mạnh các thuê bao mới. Tiếp theo Viettel và MobiFone, tháng 6/2008 VinaPhone cũng tung ra chương trình khuyến mãi tặng tiền cho khách hàng nhận cuộc gọi nhưng chỉ trong thời gian ngắn.

Các mạng di động “mỏi gối chùn chân”?

MobiFone vừa ra tuyên bố, từ tháng 5/2009 sẽ dừng chương trình tặng tiền cho khách hàng khi nhận cuộc gọi sau gần 2 năm thực hiện chương trình khuyến mãi này. MobiFone cho rằng, sau một thời gian triển khai áp dụng chính sách khuyến mãi này, căn cứ vào các kết quả thực hiện và nghiên cứu thị trường, MobiFone nhận thấy hiệu quả của chương trình đã bắt đầu giảm. Trong khi đó, MobiFone có nhiều ý tưởng mới để triển khai khuyến mãi cho khách hàng dưới nhiều hình thức khác.

Trước đó, VinaPhone đã dừng chương trình này sau 3 tháng triển khai khuyến mãi. Ông Phạm Ngọc Tú, Phó trưởng phòng kinh doanh của VinaPhone cho biết, khi VinaPhone tiến hành chương trình này thì lưu lượng chiều đến không tăng nhiều, trong khi đó lại phải chia sẻ tới gần 20% cước kết nối với khách hàng. Đây là số tiền rất lớn so với tổng doanh thu từ cước kết nối. Vì vậy, VinaPhone chỉ khuyến mãi tặng tiền cho khách hàng trong thời gian 3 tháng (từ 3/6 đến 31/8/2008) và sau đó không tiếp tục triển khai nữa. Như vậy, VinaPhone là mạng di động đầu tiên dừng chương trình khuyến mãi tặng tiền cho khách hàng nhận cuộc gọi.

Cũng tương tư như VinaPhone và MobiFone, Viettel cũng đang xem xét để dừng chương trình tặng tiền cho khách hàng nhận cuộc gọi. Ông Nguyễn Việt Dũng, Phó giám đốc Viettel Telecom cho biết, chương trình tặng tiền cho khách hàng mà Viettel tiên phong đã “hoàn thành sứ mạng lịch sử” trong giai đoạn vừa qua. Đến thời điểm này, chương trình này không còn phát huy tác dụng nữa, vì vậy Viettel đang xem xét để dừng chương trình này. Hiện Viettel chưa đưa ra thời điểm cụ thể để dừng chương trình này. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng chắc chắn Viettel sẽ phải dừng chương trình này trong thời gian ngắn tới khi mà chương trình này ảnh hưởng lớn tới doanh thu từ việc chia sẻ cước kết nối.

(theo ICTnews)

About Me

My photo
Định Tường, Yên Định, Vietnam
KakalosVinh45

Followers