Sunday, January 27, 2013



Những lý do bạn không thể làm lãnh đạo


(Dân trí) - Rất nhiều người nghĩ mình có thể làm sếp và muốn được làm sếp. Nhưng trên thực tế, hầu hết mọi người chưa hoặc không đạt tới khả năng làm lãnh đạo và không hề muốn thú nhận điều này.

Tạp chí
Tạp chí Forbes cho rằng, nếu bạn cho mình là một lãnh đạo tiềm năng nhưng chưa được mọi người nhận ra, thì chắc chắn bạn đang có một vấn đề nào đó. Có thể là bạn chưa đánh giá đúng bản thân, hoặc cấp trên của bạn chưa nhận ra tài năng ở bạn. Nếu có cách xử lý đúng đắn, bạn sẽ giải quyết được những vấn đề này và tự tạo cho mình cơ hội trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ.

Không có một công thức cụ thể nào để giúp bạn thành lãnh đạo, nhưng Forbes cho rằng, dưới đây là những sai lầm khiến bạn cần khắc phục nếu bạn có mục tiêu lãnh đạo:

1. Bạn không đạt được kết quả tốt trong công việc

Khi các nhà lãnh đạo thực sự làm một công việc gì đó, họ thường đạt kết quả vượt kỳ vọng. Vì vậy, khi bạn không đạt kết quả tốt, thì chẳng ai muốn bạn làm lãnh đạo cả.

2. Bạn đạt kết quả bằng “tiểu xảo”

Nếu bạn giải quyết được vấn đề số 1 nhưng bằng mánh khóe và lừa bịp, thì bạn cũng không thể là một nhà lãnh đạo. Kết quả không thể “xí xóa” cho cách thức xấu mà bạn đã áp dụng. Nếu bạn lạm dụng ảnh hưởng của mình, không đối xử tốt với mọi người, hoặc nhầm lẫn giữa sự thao túng với lãnh đạo, bạn có thể thắng vài trận, nhưng sẽ thua chung cuộc. Không có đạo đức trong công việc không thể đưa bạn trở thành lãnh đạo.

3. Bạn không quan tâm tới người khác

Sự lãnh đạm, thờ ơ là một tính cách không phù hợp với lãnh đạo. Bạn không thể trở thành lãnh đạo nếu bạn không quan tâm tới cấp dưới của bạn. Bài kiểm tra thực sự đối với bất kỳ một lãnh đạo nào là liệu những người mà họ lãnh đạo có khá lên dưới sự lãnh đạo đó hay không.

4. Bạn theo đuổi một vị trí chứ không phải là một mục đích cao hơn

Nếu bạn đặt lợi ích của bản thân lên trên sự phục vụ cho lợi ích chung, thì bạn thực sự chưa hiểu được khái niệm thế nào là lãnh đạo. Lãnh đạo là quan tới tới những thứ vượt xa khỏi bản thân bạn, và dẫn những người khác đến một nơi tốt đẹp hơn, cho dù việc đó sẽ giúp bạn có tất cả, hoặc chẳng có gì. Quyền lực thường đi kèm với vai trò lãnh đạo, nhưng đó không phải là động lực cho những nhà lãnh đạo thực sự.

5. Bạn quan tâm nhiều tới việc đưa ra những lời hứa hơn là giữ lời hứa


Làm lãnh đạo không phải là để nói những lời đao to búa lớn, mà cần phải hành động. Vai trò lãnh đạo có thể bắt đầu từ việc đưa ra một tầm nhìn, nhưng việc thực hiện mục tiêu, tầm nhìn đó ra sao rốt cục mới định nghĩa thành công của bạn với tư cách một nhà lãnh đạo.

6. Bạn không khuyến khích được người khác

Hãy thôi nói với mọi người lý do vì sao họ không thể làm được điều gì đó, và hãy chỉ cho họ thấy là họ có thể làm được. Các nhà lãnh đạo không đặt người khác vào trong những chiếc hộp, việc nhà lãnh đạo cần làm là giải phóng mọi người ra khỏi những chiếc hộp đó. Nhà lãnh đạo thực sự giúp người khác đạt được những mục tiêu mà họ không chắc là có thể đạt được hay không.

7. Bạn đi theo các quy tắc thay vì phá vỡ chúng

Nguyên trạng là kẻ thù lớn của lãnh đạo. Lãnh đạo sẽ chẳng là gì nếu không hiểu được sự cần thiết phải thay đổi, và sau đó là xử lý khả năng để thực hiện sự thay đổi đó.

8. Bạn khiến nhân tài xa lánh

Nhà lãnh đạo thực sự giống như một thỏi nam châm thu hút nhân tài thay vì đẩy nhân tài ra xa. Nếu bạn không thu hút được những người tài giỏi, không thể phát triển được họ hay giữ chân họ, thì bạn không phải là một lãnh đạo thực thụ.

9. Bạn muốn mình nổi bật

Nhà lãnh đạo thực thụ không tìm kiếm vị trí mà ánh đèn trung tâm chiếu vào. Thay vào đó, nhà lãnh đạo thực thụ tìm cách để chiếu ánh đèn đó vào những người khác. Những nhà lãnh đạo tốt nhất chỉ sử dụng từ “tôi” khi nhận trách nhiệm về thất bại. Ngược lại, họ thích dùng từ “chúng tôi” khi nói tới thành công.

10. Bạn quan tâm tới quy trình hơn con người

Không có con người thì chẳng có nền tảng nào, và bạn cũng chẳng có gì để lãnh đạo. Khi bạn đặt những thứ khác lên trên những con người mà bạn lãnh đạo, bạn chỉ là một nhà lãnh đạo thất bại.

Phương Anh
Theo Forbes

Tuesday, January 15, 2013

Các Đơn Vị Thường Dùng Trong ngành Viễn thông (dB, dBm, dBw dBd, dBi, dBc)

Các Đơn Vị Thường Dùng Trong ngành Viễn thông (dB, dBm, dBw dBd, dBi, dBc)

1. dBm, dBw

dBm là đơn vị công suất thuần túy (không so sánh). Cách tính 1dBm=10log(PmW/1mW)
Ví dụ: Công suất phát của thiết bị là 10W, biểu diễn dạng dBm là 10lg(10000/1)=40dBm.
Tương tự, dBW cũng là đơn vị công suất thuần túy, nhưng được chuyển đổi từ W sang. Vd: 1W –> 10lg(1) = 0dBW; 2W = 3dBW.
2. dBi, dBd
dBi và dBd đều là các đơn vị biểu diễn độ lợi công suất (power gain) của antenna, nhưng có tham chiếu khác nhau.
dBi so sánh power gain của antenna với antenna đẳng hướng (omni-antenna/isotropic antenna: antenna điểm có công suất phát đi các hướng bằng nhau)
dBd so sánh power gain của antenna với antenna lưỡng cực đối xứng (half-wave dipole)
0dBd = 2.15dBi
XdBd = (X + 2.15)dBi

Anten 3G (UMTS) thường có độ lợi khoảng 18dBi (dual: 2 x 18dBi)
3. dB
dB là đơn vị so sánh về độ mạnh (intensity), công suất (power).
Đối với điện áp (V), dòng (I) và trường E (điện trường, từ trường), công thức tính là 20lgX (dB)
Đối với công suất (P), độ lợi (G), công thức tính là 10lgX (dB)
Vd: Công suất A là XW tương đương X’dBm, Công suất B là YW tương đương Y’dBm. Khi đó so sánh A lớn hơn (nhỏ hơn) B bao nhiêu dB, tính bằng 10g(X/Y)dB hoặc (X’-Y’)dB.
Antenna A có độ lợi 20dBd, B là 14dBd, vậy A có độ lợi lớn hơn B 6dB
4. dBc
dBc  có phương pháp tính giống với dB và cũng là một đơn vị tương đối, có liên hệ đến một đại lượng khác. dBc thường được dùng mô tả khả năng của các RF components, vd: carrier power được mô tả bởi mức interference, coupling, scattering…
Ở đâu dùng dBc, ở đó có thể thay bằng dB. dBc ít được dùng đến.
----------------------------------
+ dB là deci Bell (với Bell là tên người do đó nó được viết hoa)
+ dB thì nó là 10lg(P2/P1).
+ dBm thì lúc này là 10lg(P/1mW).
mối quan hệ giữa dB và dBm là như sau:

X[dB] +Y [dB] = Z[dB] X[dB]- Y[dB] = Z[dB] X[dBm] + Y[dB] = Z[dBm] X[dBm] - Y[dB] = Z[dBm] X[dBm]- Y[dBm] = Z[dB] X[dBm] + Y[dBm] = Z []
+ Với dBi thì i là viết tắt của từ đẳng hướng (isotropic). Nó là đơn vị của hệ số tăng ích của anten phát xạ đẳng hướng. Ngoài ra với anten phát xạ có hướng thì đơn vị của hệ số tăng ích là dBd. Và trong lúc tính toán thì dBi được coi như dB.
------------------------------------------------
Để chuyển giữa các đại lượng tính theo dB, dBm, ... bạn nên chú ý là các giá trị đó đều là giá trị so sánh theo 1 đại lượng chuẩn (reference), ví dụ dB lấy chuẩn là 1W, dBm lấy chuẩn là 1mW. Vì vậy để chuyển đổi qua lại thì cách dễ dàng nhất là chuyển về dạng tuyến tính rồi đổi ngược lại. Ví dụ 1.5dB = ? dBm. Ta chuyển 1.5dB sang W bằng 10^(1.5/10) = 1.4125W, đổi sang mW được 1412.5 mW, đổi ngược lại dBm 10*log(1412.5) = 31.5 dBm

Cách làm như vậy tuy dài nhưng không sợ sai, điều cốt yếu là bạn hiểu được những cái reference khác nhau (tuỳ mỗi lĩnh vực người ta sẽ chọn ra reference tương ứng)

Nhưng bạn cũng có thể làm cách khác nhanh hơn là dựa vào tương quan của các reference và tính chất của việc lấy logarithm, các bài toán nhân chia trong hệ tuyến tính trở thành bài toán cộng trừ trong hệ logarithm. Ví dụ A = B*1000 trong hệ tuyến tính thì trong hệ logarithm log(A) = log(B) + log(1000) nếu tính theo dB thì 10log(A) = 10log(B) + 10log(1000) = 10log(B) + 30.
Trở lại bài toán trên reference của dB là 1W, của dBm là 1mW cho ta thấy khi muốn chuyển từ dB sang dBm bạn chỉ cần cộng thêm 30.
Vì vậy khi bạn đã hiểu tương quan giữa các reference thì không cần đổi sang hệ tuyến tính nữa mà có thể trực tiếp làm trên hệ log.

1 chú ý nhỏ là dB còn được dùng để thể hiện tương quan giữa 2 đại lượng công suất A, B chứ không nhất thiết giữa A với 1. Lúc này nó chỉ thể hiện tương quan tỉ lệ chứ không có đơn vị. Ví dụ A = 4mW, B = 2mW -> ta nói công suất A gấp 2 lần B hoặc A lớn hơn B 3dB -> 3dB không có thứ nguyên.

Kết luận: chỉ cần hiểu đại lượng chuẩn là có thể đổi qua lại dễ dàng.

Bài viết này có rất nhiều trên mạng, không rõ nguồn gốc thực sự ở đâu, mình lấy nó ở trang :
http://yume.vn/mfc14082004/article/cac-don-vi-thuong-dung-trong-nganh-vien-thong-db-dbm-dbw-dbd-dbi-dbc.35CF3FD4.htm


Sau đây là một số nhận xét và bổ xung về bài viết đơn vị dB này :
  • dB là một đại lượng so sánh tương đối (so sánh giữa 2 đối tượng), lý do mà mình thấy nó được sử dụng phổ biến trong viễn thông vì nó có thể mô tả các đại lượng biến thiên cực lớn (rất hay gặp trong viễn thông) thành các đại lượng gần gũi nhau hơn, dễ quan sát hơn nhiều, có thể coi nó như là một loại đại lượng nén độ biến thiên lại. Như 1 trích dẫn ở diễn đàn vntelecom
    - dB là giá trị tỉ lệ, nó biểu hiện sự so sánh hai giá trị với nhau xem nó tăng hay giảm bao nhiêu lần. VD: suy hao chính là sự so sánh giữa công suất phát và công suất thu xem nó giảm bao nhiêu lần. Theo mình người ta nghĩ ra các dB này vì tỉ lệ thực tế rất lớn, dẫn đến ko thể vẽ trên đồ thị được nếu dùng đơn vị công suất. Giả sử mộ hệ thống có công suất phát là 0dBm, thu là -27dBm, dễ dàng vẽ đựoc trên đồ thị, nhưng nếu quy đổi ra mW thì nó là 1mW và thu là 1/512mW.
    Nếu bạn vẽ đồ thị cái trên vẫn nhìn rõ sự biến đổi các giá trị thấp, và cả giá trị
  • từ cái gốc dB, để dùng cho tiện, người ta có các đại lượng dBm, dBw ... (so sánh với 1 cái xác định - giá trị tuyệt đối : 1mW, 1W ...)
  • Cái công thức chuyển dB, dBm ở trên có thể làm cách sau để dễ nhớ hơn rất nhiều :
    Coi đại lượng dBm là 1, dB là 0, dBm luôn đứng trước dB trong phép toán, ta có như sau :
    X[dB] +Y [dB] = Z[dB]         (0+0=0) X[dB]- Y[dB] = Z[dB]           (0-0=0) X[dBm] + Y[dB] = Z[dBm]   (1+0=1) X[dBm] - Y[dB] = Z[dBm]   (1-0=1) X[dBm]- Y[dBm] = Z[dB]     (1-1=0) X[dBm] + Y[dBm] = Z []       (1+1=2, loại)
    Bạn chỉ cần nhớ quy ước ở trên thì cách suy đơn vị chỉ còn là các phép tính cộng trừ cho trẻ con lớp 1

2 nhận xét:

bui van tuyen nói...
nhưng mình không hiểu cho lắm: ví dụ như ơ trang web: http://www.rfd.gov.vn/Noi_dung/Thong+tin+vo+tuyen+va+tan+so/dac_diem_cua_cac_he_thong_ve_tinh_trong_cac_bang_tan/
cụ thể như phần Các tham số chính của trạm mặt đất trong băng tần C có tính công suất phát là: 0.01-3kW chăng hạn. mà đến lúc tính ra công suất EIRP là: 57-99(dBw). mà theo t biết thì công suất phát bao giờ cũng lớn hơn công suát EIRP. mà nếu cho rằng nó bằng nhau đi chăng nữa thì tính ra theo cong thức ở trên thì cái công suất tính theo (W) cũng rất lớn. nó bằng 10^9.9 liền. có cái công suất nào lớn như vậy không. mong mọi người giải đáp giúp .

Tien Bui Duc nói...
Bạn hỏi về mảng vệ tinh thì tớ không được học ở trường nhưng về cái : Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương ( EIRP ) thì theo tớ hiểu bạn đã có chút nhầm lẫn.
Trước học mấy môn anten tớ rất kém nhưng vẫn hiểu được một tí ti là cái EIRP này là công suất tương đương đến điểm thu "nếu dùng anten đẳng hướng", còn nếu dùng anten định hướng thì công suất cần phát sẽ nhỏ hơn rất nhiều lần (phát lung tung bốn xung quanh thì đương nhiên phải tốn gấp nhiều lần nếu chỉ phát theo 1 hướng đến 1 điểm nhỏ xíu trên trái đất )
Cái nhận định luôn hớn hơn EIRP theo tớ nghĩ phải là luôn nhỏ hơn EIRP mới đúng.

About Me

My photo
Định Tường, Yên Định, Vietnam
KakalosVinh45

Followers