Friday, April 10, 2009

Những giải pháp thành công với công nghệ EDGE

Những giải pháp thành công với công nghệ EDGE
Viettel Telecom cung cấp giải pháp tổng thể cho Mobile Data

EDGE (Enhanced Data Rates for GSM Evolution), đôi khi còn gọi là EGPRS, là một công nghệ di động được nâng cấp từ GPRS cho phép truyền dự liệu với tốc độ có thể lên đến 384 kbit/s cho người dùng cố định hoặc di chuyển chậm và 144kbit/s cho người dùng di chuyển tốc độ cao. Trên đường tiến đến 3G, EDGE được biết đến như một công nghệ 2.75G. Thực tế bên cạnh điều chế GMSK, EDGE dùng phương thức điều chế 8-PSK để tăng tốc độ dự liệu truyền. Chính vì thế, để triển khai EDGE, các nhà cung cấp mạng phải thay đổi trạm phát sóng BTS cũng như là thiết bị di động so với mạng GPRS.

GPRS (General Packet Radio Service) là dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp được phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin di động toàn cầu (GSM) sử dụng đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA). Công nghệ GPRS hay còn biết đến với mạng di động thế hệ 2.5G, áp dụng nguyên lý gói vô tuyến để truyền số liệu của người sử dụng một cách có hiệu quả giữa máy điện thoại di động tới các mạng truyền số liệu.

UMTS (Universal Mobile Telecommunications System), hay còn gọi là WCDMA, là mạng di động thế hệ thứ 3 (3G) sử dụng kỹ thuật đa truy cập phân chia theo mã trãi phổ. UMTS được chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP. UMTS đôi khi còn được gọi là 3GSM để chỉ khả năng "interoperability" giữa GSM và UMTS. UMTS được phát triển lên từ các nước sử dụng GSM. UMTS sử dụng băng tần khác với GSM.

3G (Third Generation), tiếng Việt gọi là mạng di động thế hệ thứ 3. Cải tiến nổi bật nhất của mạng 3G so với mạng 2G là khả năng cung ứng truyền thông gói tốc độ cao nhằm triển khai các dịch vụ truyền thông đa phương tiện trên mạng di động.

Mạng 3G bao gồm:

  • Mạng UMTS sử dụng kỹ thuật WCDMA được chuẩn hóa bởi 3GPP.
  • Mạng CDMA2000 chuẩn hóa bởi 3GPP2.
  • Mạng TD-SCDMA được phát triển ở Trung Quốc.
  • Mạng FOMA được phát triển ở Nhật bởi NTT DoCoMo cuối năm 2001, dùng kỹ thuật WCDMA.

Những giải pháp thành công với công nghệ EDGE



Từ góc độ là nhà cung cấp thiết bị hiện đứng đầu về thị phần mạng EDGE, Nokia đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển dòng sản phẩm EDGE để đáp ứng đầy đủ nhất các chức năng đã được tiêu chuẩn hóa bởi 3GPP trong các phiên bản 4, 5, 6. Nokia cũng đang đề xuất nhiều giải pháp kỹ thuật mới cho lộ trình EDGE Evolution trong phiên bản 7 và các phiên bản kế tiếp. Bài báo này đề cập đến những giải pháp đã được ứng dụng và một số giải pháp Nokia đang đề xuất cho mạng GSM/EDGE như vậy.

Giới thiệu

Năm 2005 có thể nói là một năm thành công của công nghệ 3G WCDMA với số mạng 3G vượt ngưỡng 100 vào tháng 12, nâng tổng số thuê bao 3G lên 40 triệu thuê bao, tăng thêm 140% so với năm 2004. Tuy nhiên số lượng thuê này vẫn còn rất nhỏ so với tổng số 1.6 tỉ thuê bao GSM, và với tốc độ phát triển hiện tại 1 triệu thuê bao một ngày, con số này được dự đoán sẽ vượt ngưỡng 2 tỉ vào năm 2007.

Thực tế này khẳng định doanh thu mà các mạng di động hoạt động trên băng tần GSM (công nghệ GSM, GPRS, EDGE) đem lại sẽ vẫn chiếm một tỉ trọng chủ yếu cho đến những năm cuối của thập kỷ này. Điều này đặt ra vấn đề về chiến lược phát triển mạng GSM/EDGE cho cộng đồng viễn thông nói chung và các nhà khai thác mạng nói riêng.

Từ góc độ là nhà cung cấp thiết bị hiện đứng đầu về thị phần mạng EDGE (Nokia cung cấp thiết bị cho 51 mạng EDGE, trong đó có 43 mạng đã đi vào hoạt động thương mại, chiếm hơn một phần ba trong tổng số 121 mạng EDGE đang họat động trên toàn thế giới - thống kê của hiệp hội GSA, Global mobile Suppliers Association, tháng 11 năm 2005), Nokia đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển dòng sản phẩm EDGE để đáp ứng đầy đủ nhất các chức năng đã được tiêu chuẩn hóa bởi 3GPP trong các phiên bản 4, 5, 6. Nokia cũng đang đề xuất nhiều giải pháp kỹ thuật mới cho lộ trình EDGE Evolution trong phiên bản 7 và các phiên bản kế tiếp.

Bài báo này đề cập đến những giải pháp đã được ứng dụng và một số giải pháp Nokia đang đề xuất cho mạng GSM/EDGE như vậy.

Một số giải pháp cho mạng EDGE hiện tại

EDGE được chuẩn hóa bởi 3GPP. Để đảm bảo việc tương thích mạng lưới, giữa mạng truy nhập vô tuyến và mạng lõi, giữa mạng vô tuyến với nhau, cũng như giữa mạng và thiết bị đầu cuối, các hãng cung cấp thiết bị EDGE đều phải phát triển sản phẩm tuân thủ những tiêu chuẩn được 3GPP đặt ra. Tuy nhiên tùy vào chiến lược phát trỉển, vào khả năng tài chính cũng như nguồn nhân lực, mỗi nhà cung cấp đều có một lộ trình riêng thực hiện từng bước những tiêu chuẩn 3GPP qua các phiên bản kế tiếp nhau của mình. Điều này tạo ra một “khoảng cách” về thời gian giữa sản phẩm của các hãng khác nhau. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp thiết bị cũng có những giải pháp riêng biệt để thực hiện những chức năng mà tiêu chuẩn đề ra, đem lại những hiệu quả khác nhau trên mạng lưới. Điều này tạo ra một “khoảng cách" về chất lượng giữa các nhà cung cấp.

Trong khuôn viên của bài báo này xin đề cập đến một số “khoảng cách” như vậy.

Vùng phủ sóng cho 8-PSK

EDGE sử dụng phương thức điều chế, phương thức mã hóa và cơ chế thích ứng đuờng truyền mới để đạt được tốc độ truyền dữ liệu tối đa (với MCS-9) gấp 3 lần tốc độ tối đa của GPRS (với CS4). Trong khi GSM, GPRS sử dụng điều chế GMSK, thì EDGE sử dụng thêm điều chế 8-PSK cho mã hóa tốc độ cao MCS5-MCS9, bên cạnh GMSK cho mã hóa tốc độ thấp MCS1-MCS4.

Do sự thay đổi về phương thức điều chế này ảnh hưởng một cách căn bản đến thiết kế của môđun thu phát radio trong trạm vô tuyến, các nhà cung cấp có nhiều cách giải quyết khác nhau. Cách thứ nhất, thiết kế một mô đun mới dành riêng cho EDGE. Như vậy cả hai loại mô đun cũ cho GMSK và mới cho 8-PSK sẽ song song tồn tại, dẫn đến việc phân chia cứng giữa dung lượng EDGE và GSM. Việc thiết lập cấu hình trạm gốc cũng như vận hành sẽ phức tạp hơn. Cách thứ hai thiết kế một mô đun thu phát chung cho EDGE, GSM nhưng giữ nguyên thiết kế của bộ phận khuyếch đại công suất trong mô đun này. Cách này có một điểm bất lợi liên quan đến công suất phát 8-PSK, bắt nguồn từ sự khác biệt cơ bản giữa GMSK và 8-PSK. GMSK là phương thức điều chế có biên độ bao không đổi (constant envelope), cho phép bộ khuyếch đại họat động trong miền không tuyến tính (non-linear, saturated region) với hiệu suất cao nhất mà vẫn không ảnh hưởng tới tính tuyến tính của tín hiệu. Trái lại, 8-PSK không có đặc tính như vậy (peak-to average ratio = 3.2dB). 8-PSK do vậy cần hoạt động trong miền tuyến tính của bộ khuyếch đại. Do bộ phận khuyếch đại công suất không được thiết kế với những yêu cầu đặc thù cho điều chế 8-PSK ngay từ đầu, công suất phát 8-PSK giảm đáng kể, chênh lệch giữa công suất phát cho EDGE và GSM là khá lớn. Cách thứ ba, cũng là lựa chọn của Nokia, vẫn là sử dụng một mô đun thu phát chung cho GMSK và 8-PSK, tuy nhiên bộ phận khuyếch đại công suất được thiết kế ngay từ đầu với yêu cầu đặc thù của cả GMSK và 8-PSK.

Với giải pháp này các trạm thu phát của Nokia cho công suất phát 8-PSK cao hơn, đồng thời chênh lệch giữa công suất phát cho EDGE và GSM cũng ít hơn (2dB thay bằng 3-5dB) so với giải pháp của các nhà cung cấp khác.

Hỗ trợ phương thức truyền lặp tiên tiến IR cho đường xuống và đuờng lên

Trong khi GPRS chỉ sử dụng cơ chế thích ứng đuờng truyền Link Adaptation (LA), thì EDGE kết hợp cả cơ chế thích ứng đuờng truyền Link Adaptation (LA), với cơ chế truyền lặp Incremental Redundancy (IR). LA lựa chọn phương thức mã hóa tối ưu nhất (tốc độ truyền tải không lỗi cao nhất) cho những điều kiện truyền sóng nhất định (dựa trên tỉ lệ C/I). Khi tỉ lệ lỗi block tăng hoặc giảm, LA sẽ lựa chọn mã hóa khác có tỉ lệ bit bảo vệ ít hơn hoặc nhiều hơn mã hóa đang sử dụng. Nói một cách khác, mỗi phương thức mã hóa có một vùng tối ưu riêng trên miền C/I, mà ở đây phương thức mã hóa này đem lại tốc độ truyền tải hệ thống cao hơn các phương thức mã hóa khác. LA lựa chọn mã hóa dựa trên những miền tối ưu đó.

LA có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với IR. Khi kết hợp như vậy, IR làm cho vùng tối ưu của các mã hóa tốc độ cao nở rộng hơn, các mã hóa tốc độ cao sử dụng được với ngưỡng C/I thấp hơn. IR làm đuợc điều này với cơ chế sau.

Các gói tin được gửi với tỉ lệ bit bảo vệ code rate tăng dần. Ví dụ gói tin đầu có thể được gửi với code rate 1/1. Nếu xảy ra lỗi và bên thu không thể gỉải mã được, gói tin này sẽ không bị loại bỏ mà được lưu lại trong bộ nhớ của bên thu. Gói tin thứ hai (không giống gói tin trước) được gửi tiếp và bên thu sẽ giải mã lại bằng cách kết hợp cả hai gói tin. Nếu thành công, bản tin đã được gửi với code rate 1/2. Nếu không thành công, gói tin thứ hai cũng không bị loại bỏ. Gói tin thứ ba (không giống 2 gói tin trước) được gửi tiếp và bên thu sẽ giải mã lại bằng cách kết hợp cả ba gói tin. Nếu thành công, bản tin đã được gửi với code rate 1/3. Với cách tăng dần code rate như vậy các phương thức mã hóa tốc độ cao có thể chịu đuợc điều kiện C/I thấp hơn.

Nghiên cứu thực tế cho thấy độ lợi C/I mà IR đem lại có thể đạt tới 3 dB, cho phép tăng thông lượng hệ thống (30% với IR đuờng lên), và tăng độ ổn định tại rìa tế bào. Theo tiêu chuẩn của 3GPP, IR là tính năng tùy chọn, vì thế nhiều nhà cung cấp cho tới nay vẫn chưa thực hiện đầy đủ tính năng này. Nokia là hãng đầu tiên có tính năng IR cho cả đường lên và đuờng xuống. Nokia IR đã được đưa vào sử dụng từ phiên bản EDGE đầu tiên.

Abis động

Tính năng Abis xuất phát từ yêu cầu tiết kiệm truyền dẫn giữa trạm vô tuyến BTS và trạm gốc BSC. Sự xuất hiện của EDGE cùng với các phương thức mã hóa tốc độ cao, cũng như khả năng thay đổi mã hóa dẫn đến việc lưu lượng truyền dẫn Abis cần thiết cho một kênh không gian tăng đáng kể và thay đổi liên tục theo thời gian (từ 8.8 đến 59.2 kbps trên một khe không gian air time slot).

Việc dự trù tĩnh, cố định một số khe thời gian Abis (16kbps slot) trên một kênh không gian trở nên không phù hợp. Thay vào đó cần có cách phân phối động dung lượng Abis cho các kênh không gian, có như vậy khi một kênh không gian tạo ra ít lưu lượng hơn, dẫn đến yêu cầu về dung lượng Abis ít đi, sẽ có nhiều dung lượng Abis hơn được phục vụ cho các kênh khác của cùng một trạm BTS. Nói cách khác các kênh không gian của một trạm vô tuyến chia xẻ một nguồn tài nguyên Abis chung (Abis pool).

Tính năng Abis động được hỗ trợ bởi nhiều khà khai thác. Tuy nhiên nếu đi vào chi tiết, chúng ta sẽ thấy những thiết kế khác nhau đem đến sự mềm dẻo và mức độ tiết kiệm có thể đạt được khác nhau.

Trong giải pháp của Nokia, việc tương tác thời gian thực giữa mô đun quản lý tài nguyên Abis (Dynamic Abis Resource Management) và mô đun thích ứng đường truyền (Radio Radio Link Adaptation) cho phép sử dụng thông tin về mã hóa MCS hiện tại làm đầu vào trong thuật toán phân phối tài nguyên Abis. Giải pháp của một số nhà cung cấp khác không sử dụng thông tin này, do đó không đạt đuợc mức độ tiết kiệm tối ưu. Nokia Abis được chia xẻ ở mức 16 kbps, trong khi các nhà cung cấp khác luôn ấn định ở mức 64 kbps trở lên, dẫn dến lãng phí tài nguyên không cần thiết với các kết nối không gian tốc độ thấp.

Dựa trên kết quả thực tế giải pháp Dynamic Abis của Nokia có thể tiết kiệm 60% dung lượng Abis, do dung lượng này được thiết kế cho tốc độ trung bình thay bằng tốc độ đỉnh tối đa tạo bởi các giao diện không gian.

Nokia EDGE - những điểm mốc quan trọng

Năm 2001 - Thực hiện cuộc gọi đầu tiên trên thế giới với công nghệ EDGE cùng với ATT Wireless

Năm 2002, tháng 5 - Điện thoại EDGE đầu tiên trên thế giới.

Năm 2003, tháng 8 - Giải pháp thương mại end-to-end đầu tiên trên thế giới

Năm 2004 - Thực hiện chuyển giao cuộc gọi handover đầu tiên giữa EDGE-WCDMA tại mạng thương mại của TeliaSonera

Năm 2005 - tháng 5, Nokia là hãng đầu tiên chỉ sản xuất bộ thu phát chung cho GSM và EDGE

Năm 2005 - tháng 2, Nokia đề xuất giải pháp kỹ thuật mới cho lộ trình EDGE evolution của 3GPP

Năm 2005, tháng 11 - Nokia cung cấp thiết bị cho 51 mạng EDGE, trong đó có 43 mạng đã đi vào hoạt động thương mại, chiếm hơn một phần ba trong tổng số 121 mạng EDGE đang họat động trên toàn thế giới

Năm 2005, tháng 11 - cung cấp phần mềm EDGE cho 77 nhà khai thác, phần cứng EDGE cho 95 nhà khai thác, tung ra 44 thiết bị đầu cuối hỗ trợ EDGE trên thị trường, trong đó 5 loại hỗ trợ cả EDGE và WCDMA.


Viettel Telecom cung cấp giải pháp tổng thể cho Mobile Data
08:04' 04/04/2009 (GMT+7)

Từ ngày 1/4/2009 Viettel Telecom chính thức cung cấp Dịch vụ Mobile Data hoàn toàn mới dựa trên công nghệ EDGE (2,75G) phủ sóng toàn quốc. Dịch vụ Mobile Data mới cung cấp giải pháp tổng thể đối với mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng, đặc biệt là truy cập Internet; hỗ trợ khách hàng truy cập từ cả điện thoại di động và máy tính.

Song hành với sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, thị trường di động cũng đang có những bước tiến rõ rệt. Trong một thời gian dài người dùng Việt Nam tưởng chừng như đã thỏa mãn với các dịch vụ truyền tin đơn giản như đàm thoại và tin nhắn, tuy nhiên bắt đầu từ giới trẻ, các nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú hơn như truy cập internet, download nhạc trực tuyến... đã bắt đầu phát triển. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó, các nhà cung cấp dịch vụ cũng ráo riết mở rộng và phát triển mạng lưới mới, không bỏ qua cơ hội phát triển các dịch vụ gia tăng để thu hút khách hàng.

Nhiều gói cước phục vụ các nhóm khách hàng khác nhau
Theo các chuyên gia, công nghệ 3G là công nghệ mới nhất trong sự phát triển của công nghệ thông tin di động, được thiết kế nhằm hỗ trợ cho cả 2 dịch vụ thoại và dữ liệu truyền thông đa phương tiện như truyền tải video với tốc độ cao. Và để tiến lên công nghệ 3G, việc các nhà mạng triển khai thành công công nghệ EDGE (Enhanced Data rates for GSM Evolution) (2,75 G), chuẩn liền kề với 3G chính là phép thử năng lực và là bước chuẩn bị quan trọng.

Đã từ lâu, người sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam đã quen thuộc với khái niệm GPRS và việc sử dụng các dịch vụ gia tăng thông qua công nghệ GPRS cũng đã từng bước được phổ cập. Ngay từ năm 2005, Viettel đã là doanh nghiệp tiên phong ứng dụng rộng rãi công nghệ GPRS (trên nền 2.5G), cho phép các thuê bao có thể sử dụng các dịch vụ như nhắn tin đa phương tiện MMS, truy nhập Internet trực tiếp qua máy di động hoặc gián tiếp qua máy tính… trên toàn quốc.

Với công nghệ EDGE, Viettel là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt Nam bước đầu phủ sóng EDGE toàn quốc từ cuối năm 2006 và đến nay đã nâng cấp toàn mạng lên công nghệ EDGE với tốc độ cao hơn.

Theo đó, khách hàng có thể truy cập Internet thông qua sử dụng máy điện thoại di động hỗ trợ EDGE hoặc một máy tính xách tay với tốc độ đường truyền tối đa có thể lên tới 236,8 Kbps (trong điều kiện lí tưởng), nhanh gấp nhiều lần so với GPRS. Hơn thế, khách hàng có thể gửi, nhận thư điện tử, sử dụng Dịch vụ truyền số liệu (FTP).

Từ ngày 1/4/2009 Viettel Telecom chính thức cung cấp Dịch vụ Mobile Data hoàn toàn mới dựa trên công nghệ EDGE (2,75G) phủ sóng toàn quốc

Từ nay, tất cả các dịch vụ kết nối Internet di động được cung cấp trên nền công nghệ GPRS và EDGE của Viettel có tên gọi chung là Dịch vụ Mobile Data, là một hệ thống bao gồm 07 gói cước dành cho mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ Mobile Data mà đặc biệt là Mobile Internet với tốc độ truy cập nhanh hơn gấp 4,6 lần GPRS trước đây (trong cùng điều kiện sử dụng) và mức cước trung bình rẻ hơn từ 2-5 lần.

- Gói cước D0 với lưu lượng sử dụng nhỏ hơn 1.5MB/tháng, tương đương với việc mỗi tháng tải được 5 nhạc chuông, 10 hình nền, 5 hình động. Khi sử dụng gói cước này, khách hàng sẽ không phải trả cước thuê bao hàng tháng nhưng phải trả chi phí truyền tải là 6 đồng/kB.

- Gói cước D5 với cước thuê bao chỉ 5.000 đồng/tháng, thích hợp với đối tượng khách hàng phát sinh lưu lượng hàng tháng từ 1,5- 3MB/tháng, tương đương với việc mỗi tháng tải được 10 nhạc chuông, 10 trang wab, 15 hình nền, 10 hình động. Vượt định mức trên, cước truyền tải là 3 đồng/kB.

- Gói cước D10 dành cho khách hàng đã có thói quen sử dụng dịch vụ, mức lưu lượng phát sinh hàng tháng khoảng 3-5MB (nhu cầu lưu lượng ở mức trung bình đối với những dịch vụ truyền dữ liệu cơ bản). Cước thuê bao hàng tháng là 10.000 đồng, cước tải vượt định mức là 1 đồng/kB.

- Gói cước D25 dành cho đối tượng khách hàng sử dụng thường xuyên, lưu lượng sử dụng trung bình từ 16 đến 30 MB/tháng, cước thuê bao là 25.000 đồng/tháng, được sử dụng miễn phí 30 MB/tháng, giá cho mỗi kB phát sinh thêm là 1 đồng.

- Gói cước D50 dành cho đối tượng khách hàng sử dụng Internet trên di động với lưu lượng lớn, cần kết nối Internet từ điện thoại di động liên tục, bởi mức giá cước 50.000 đồng/tháng, lưu lượng cho phép sử dụng miễn phí khá lớn: 300MB/tháng, cước tải vượt định mức khá thấp chỉ 1đ/kB.

Ông Hoàng Sơn, Giám đốc Viettel Telecom cho biết: “Bằng việc quy hoạch lại các gói cước thành hệ thống 07 gói cước mới từ D0 đến D300 dành cho việc sử dụng các dịch vụ Mobile Data qua điện thoại di động hoặc qua máy tính, Viettel muốn đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu sử dụng Dịch vụ Mobile Data ở những phân đoạn khách hàng khác nhau; từng bước phổ cập bằng các mức giá cước phổ thông, khuyến khích thói quen sử dụng “dịch vụ data”, tạo tiền đề thuận lợi cho việc triển khai và phổ cập các dịch vụ trên nền công nghệ 3G sắp tới.”

Dịch vụ Data sở dĩ được coi là giải pháp tổng thể cho việc sử dụng dịch vụ mobile Internet bởi nó đáp ứng mọi nhu cầu kết nối về: phương tiện kết nối (điện thoại di động và máy tính), tốc độ truy cập (nhanh gấp 4,6 lần GPRS), không gian (phủ sóng toàn quốc), thời gian (liên tục 24/24h), và giá cước (7 gói cước được phân chia phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng).

Việc quy hoạch lại và đặt tên cho các gói cước truyền dữ liệu trên nền công nghệ GPRS và EDGE rất trực quan, dễ hiểu, dễ lựa chọn tuỳ theo nhu cầu sử dụng từ mức thấp nhất đến mức cao nhất. Ví dụ, gói cước D0 không cước thuê bao hàng tháng, gói cước D5 thì phải trả 5.000 đồng/tháng…

Để bước đầu tạo thói quen sử dụng dịch vụ data, Viettel đưa ra gói cước D0 và D5. Khách hàng mới sử dụng dịch vụ hoặc không có nhu cầu sử dụng dịch vụ thường xuyên không phải trả cước sử dụng hàng tháng (gói D0), hoặc nếu có, thì với mức giá rất thấp, có tính chất tượng trưng là 5.000 đồng (gói D5).

Và đặc biệt đối với người có nhu cầu sử dụng nhiều hoặc sử dụng điện thoại di động như một moderm kết nối Internet, gói cước D300 thực sự rất kinh tế vì lưu lượng sử dụng không giới hạn. Với mức cước hàng tháng là 300.000 đồng, khách hàng được sử dụng thoải mái các dịch vụ mobile internet mà không phải để ý tới cước tải vượt định mức.

Trước đây Viettel đã cung cấp gói cước GPRS 3 tương tự gói D300 này với cước thuê bao 200.000 đ/tháng. Mức cước thuê bao chỉ tăng 1,5 lần, nhưng chất lượng dịch vụ cung cấp được tăng lên nhiều lần. Tuy nhiên, với những thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ data trước thời điểm năm 01/04/2009 vẫn được hưởng mức cước cũ.

Đối với những khách hàng có nhu cầu di chuyển nhiều, cuộc sống gắn liền với việc sử dụng internet trên máy tính, nhưng không muốn bị lệ thuộc vào ADSL, gói dịch vụ D-com tỏ ra rất hữu dụng. Gói dịch vụ D-com bao gồm gói cước D-com150 và 01 USB EG162G nhỏ gọn gắn sim điện thoại do Viettel cung cấp, cho phép khách hàng truy cập internet băng thông rộng trên toàn quốc với tốc độ trung bình từ 120 đến 250 Kbps. Với mức cước 150.000đ/tháng, khách hàng được sử dụng miễn phí 3Gb (3 triệu kB), vượt quá hạn mức trên, mỗi kB phát sinh khách hàng chỉ phải trả 1 đồng. Lợi thế so sánh của D-com150 trên thị trường sản phẩm cùng loại của một số hãng viễn thông khác thể hiện ở tốc độ truy cập nhanh hơn, giá thành hạ hơn tới 36%.

No comments:

About Me

My photo
Định Tường, Yên Định, Vietnam
KakalosVinh45

Followers