Chia sẻ máy in trong Windows XP HOÀNG NGỌC GIAO | ||
Cách 1 : Có thể vào một ngày đẹp trời nào đó tại nơi làm việc, bạn được trao quyền quản lý một cái máy in. Người ta khệ nệ bưng máy in đến chỗ bạn ngồi và nối nó với máy tính của bạn. Nếu máy tính của bạn đang chạy Windows XP thì việc cài đặt máy in cực kỳ đơn giản: bạn không phải làm gì cả, Windows XP tự động nhận biết máy in mới và hiển thị ở thanh tác vụ thông báo ngắn gọn Found New Hardware kèm theo tên của máy in. Từ lúc đó, bạn có thể thoải mái in ra giấy trên máy in mới bằng những công cụ quen thuộc: Word, Excel... | ||
Có điều đáng quan tâm, từ ấy bạn sẽ phải chịu áp lực: cho phép đồng nghiệp dùng máy in ấy thông qua mạng cục bộ (printer sharing). Và cũng từ ấy, bạn sẽ phải chịu tiếng ồn máy in và thường xuyên giật mình vì bất ngờ máy in bị ai đó cho chạy. Nhưng biết làm sao hơn khi sếp đã giao nó cho bạn. | ||
Chia sẻ máy in | ||
Để “se” (share) cái máy in “của nợ từ trên trời rớt xuống” ấy cho đồng nghiệp, bạn phải vào thư mục Printers and Faxes. Cụ thể, bạn làm như sau: | ||
1. Bấm nút Start, chọn Control Panel. Trong cửa sổ Control Panel, bạn mở Printers and Other Hardware rồi mở Printers and Faxes. | ||
2. Trong cửa sổ Printers and Faxes, bạn bấm-phải vào biểu tượng máy in và chọn Sharing trên trình đơn vừa hiện ra. | ||
3. Trong hộp thoại Properties, bạn chọn thẻ Sharing, chọn Share this printer và đặt tên cho máy in trong ô Share name. Tên máy in do bạn đặt sẽ giúp mọi người trong mạng hiểu ngay máy in đó thuộc loại gì, có ưu điểm gì (chẳng hạn, máy in màu hay “đen trắng”). Nếu thực tình... không muốn người ta dùng máy in, bạn có thể đặt tên chi đó thật “gợi hình gợi cảm” đại khái như May in LaserJet 6L ca rich ca tang (chuyện này nói nhỏ thôi nghen!). | ||
4. Xong xuôi, bạn bấm OK. | ||
Cần nói thêm rằng nếu trong mạng cục bộ của bạn vẫn còn những máy tính chạy Windows 95/98/ME, Windows NT 4.0 hoặc Windows 2000, bạn phải cài đặt bổ sung các trình điều khiển máy in (printer driver) thích hợp thì “người ta” mới dùng được máy in của bạn. Muốn vậy, trên hộp thoại Properties ứng với máy in đang xét, sau khi đặt tên Share name, bạn hãy... khoan bấm OK mà “chịu khó” chọn Additional Drivers. Trên hộp thoại Additional Drivers, bạn chọn trình điều khiển máy in cần thiết rồi bấm OK. Bạn sẽ được yêu cầu đưa đĩa Support trong bộ đĩa Windows XP vào ổ CD. | ||
Cài đặt máy in được chia sẻ | ||
Nếu (hạnh phúc thay!) có ai đó phải “ôm” cái máy in mạng, dứt khoát bạn phải tìm trên mạng một máy in nào đó được chia sẻ để cài đặt vào máy tính của mình. Nhờ vậy, bạn có thể dùng máy in đó một cách bình thường như thể nó được nối trực tiếp với máy tính của bạn (đỡ mất công đi gặp người ta năn nỉ ỉ ôi!). | ||
Để cài đặt máy in nào đó đã được chia sẻ, bạn thực hiện các bước như sau: | ||
1. Vào thư mục Printers and Faxes. Nghĩa là phải bấm nút Start, chọn Control Panel, chọn Printers and Other Hardware rồi chọn Printers and Faxes. | ||
2. Trong cửa sổ Printers and Faxes, bạn chọn Add a printer trong danh sách Printers tasks. Hộp thoại Add Printer Wizard sẽ hiện ra ngay. | ||
3. Bấm vào Next để bỏ qua trang đầu (Welcome to the Add Printer Wizard) của hộp thoại Add Printer Wizard. | ||
4. Trên trang tiếp theo (Local or Network Printer), bạn chọn A network printer, or a printer attached to another computer rồi bấm Next. | ||
5. Trên trang Specify a Printer, bạn có thể chọn Browse for a printer và bấm Next để truy tìm máy in được chia sẻ trên mạng. Thông thường, bạn biết rõ tên của máy in được chia sẻ và tên của máy tính nối trực tiếp với máy in đó. (Quá dễ, bạn chỉ việc đi ngay đến chỗ ngồi của “khổ chủ” của máy in và cười thật... dễ thương, chắc chắn bạn sẽ được chỉ dẫn tận tình. Dù thế nào cũng phải nói với người ta một tiếng trước khi dùng máy in.) Thế thì bạn chọn Connect to this printer, gõ vào ô Name bên dưới theo dạng thức như sau: \\TênMáyTính\TênMáyInĐượcChiaSẻ rồi bấm Next. | ||
6. Trên trang Default Printer, bạn chọn Yes nếu muốn máy in “chùa” trở thành máy in mặc định của mình. Bạn có thể chọn No nếu có máy in riêng (nối trực tiếp với máy tính của bạn) và chỉ muốn nhờ vả người ta khi thật cần thiết (“dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”). Xong, bạn lại bấm Next. | ||
7. Trên trang cuối cùng Completing the Add Printer Wizard, bạn chỉ việc bấm Finish là xong. | ||
| ||
Từ đó, máy in mà bạn “mong mỏi” sẽ xuất hiện trong cửa sổ Printers and Faxes một cách “đàng hoàng”, bên cạnh máy in riêng của bạn (nếu có). Bạn hãy kiểm tra ngay xem có phải như vậy không. Cách 2 : Cách chia sẻ máy in trong mạng Nếu có một vài PC tại nhà hay văn phòng, bạn có thể lập một mạng cục bộ và chia sẻ những thiết bị dùng chung như máy in, máy fax... Chọn máy in
Trước hết cần thiết lập mạng LAN hoặc kết nối các máy tính bằng cáp USB. Cắm máy in vào một máy chính (gọi là máy chủ). Tại máy này, vào cửa sổ quản lý Printers and Faxes. Nhấn chuột phải vào máy in cần chia sẻ, chọn Sharing. Cấu hình chia sẻ máy in Trong menu Properties của máy in, vào thẻ Sharing, nhấn nút hình tròn bên cạnh dòng Share this printer và đặt tên cho máy để dễ nhận biết. Nhấn OK khi hoàn thành. Sau đó, biểu tượng máy in trong bảng điều khiển Printers and Faxes có thêm hình bàn tay khum khum thể hiện đã chia sẻ. Chèn máy in đã chia sẻ vào các PC khác Trước hết, đảm bảo các máy đã được nối mạng thông với nhau. Trên từng máy tính con, bạn thêm máy in này bằng cách vào Control Panel > Printers and Faxes > nhấn đúp vào Add a printer > một cửa sổ xuất hiện, đánh dấu vào A network printer or a printer attached to another computer > chọn Connect to this printer và gõ vào đường dẫn đến máy in theo cấu trúc \\ Sử dụng Vào máy chủ bằng cách nhấn vào Start > Run, gõ tên máy chủ theo cấu trúc \\ Ở văn bản cần in, nhấn lệnh in hoặc tổ hợp phím Ctrl_P, chọn máy in đang hoạt động và tiếp tục các lựa chọn in ấn. Nếu máy chủ có quá nhiều máy truy cập và bạn không thể vào đó để thực hiện in, tại máy chủ, người sử dụng có thể bớt truy cập này bằng cách: bấm chuột phải vào biểu tượng My Computer > chọn Manage > bấm mục Shared Folders trong cửa sổ hiện ra > Sessions > xóa các truy cập không cần thiết (chuột phải > Delete). |
Wednesday, July 15, 2009
Chia sẻ máy in trong Windows XP
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment