Saturday, November 26, 2011

Câu chuyện đằng sau dòng chữ "Thiết kế tại Mỹ, gia công tại Trung Quốc"

Câu chuyện đằng sau dòng chữ "Thiết kế tại Mỹ, gia công tại Trung Quốc"

Nếu bạn từng theo dõi GenK trong thời gian gần đây, bạn có thể đã đọc qua bài viết về "Sự thật đằng sau những thương hiệu điện tử nổi tiếng". Đại ý bài viết đó đề cập tới việc các thương hiệu như Dell, HP... thực ra đều chỉ là "vỏ bọc" thương hiệu trong khi sản phẩm của các hãng này thực ra đều do các ODM (hãng thiết kế gốc) thiết kế và chế tạo. Thậm chí 1 hãng lớn như Dell hầu như chỉ có mỗi 1 việc là lấy chiếc laptop đã được các ODM thiết kế, sản xuất và đóng gói sẵn, đưa sang Mỹ dán mác Dell và tiếp thị nó ra thị trường.

Và câu hỏi đặt ra ở đây là, vì sao Dell, HP lại chịu "phó mặc" hoàn toàn số phận sản phẩm của mình trong tay các ODM như vậy? Để trả lời câu hỏi này sẽ cần những lời giải thích rất dài dòng và khô khan, vì thế thay vào đó tôi sẽ kể cho bạn đọc 3 câu chuyện sau đây. Mong rằng chúng có thể giúp bạn đọc hiểu ra phần nào sự thực đằng sau quan hệ của các hãng sản xuất thiết bị mà chúng ta đã từng rất quen thuộc.

Câu chuyện thứ 1: Apple

Có thể nhìn Apple hiện nay, không ai tưởng tượng ra được rằng đã có thời Táo Khuyết "khốn đốn" tới mức gần như phá sản. Sau khi sa thải Steve Jobs năm 1985, Apple lâm vào 1 thời kỳ xuống dốc không phanh do sự lãnh đạo quản lý yếu kém của ban điều hành. Trong suốt hơn 10 năm trời, Apple không cho ra đời được 1 sản phẩm đáng chú ý nào, những "bom tấn" của Apple như máy chụp ảnh, PDA Newton... đều trở thành "bom xịt" và là những thảm họa kinh doanh của Apple. Liên tục những sản phẩm thất bại, hàng núi thiết bị tồn kho, không 1 nhà bán lẻ nào dám "ôm" hàng của Apple trong suốt nhiều năm trời dần bào mòn Táo Khuyết cả về vốn lẫn nhân lực. Apple của những năm giữa thập niên 90 là 1 công ty đang ngoắc ngoải chờ chết.


Apple từng sản xuất cả máy ảnh nhưng rồi cũng thất bại thảm hại.
Và rồi, Steve Jobs trở về, kéo theo đó là hàng loạt nhân sự mới được trọng dụng như Jonny Ive, thiết kế sư trưởng của Apple, Tim Cook, giám đốc tài chính.... Khi Tim Cook nhận nhiệm vụ tại Apple, công việc đầu tiên mà ông này nhận được là tìm cách "thu vén" lại các nguồn vốn và nhân lực của 1 công ty đang tan rã. Việc đầu tiên mà Tim Cook làm ở Apple là đóng cửa các nhà máy sản xuất của Apple. Ở thời điểm 1997, Apple hầu như tự sản xuất phần lớn các thiết bị, linh kiện sử dụng trong sản phẩm của mình. Từ những bo mạch điện tử, bóng hình CRT cho tới cả các thiết bị nhỏ nhặt hơn như băng cassete, đĩa từ... Và việc lắp ráp các linh kiện để trở thành sản phẩm cuối cùng hoàn toàn do Apple đảm nhiệm. Kết quả của kiểu sản xuất này là hàng trăm nhà máy của Apple rải rác trên khắp thế giới, đi kèm với nó là hàng chục ngàn nhân công chờ được trả lương, hàng trăm triệu USD mỗi năm tiền vận hành, duy trì và bảo dưỡng các dây chuyền sản xuất và còn hàng trăm ngàn thứ chi phí không tên khác dồn lên đôi vai vốn đã quá yếu ớt của Táo Khuyết.

Tim Cook quyết định vứt bỏ hoàn toàn khâu sản xuất này của Apple, đóng cửa các nhà máy và quay ra thuê các nhà thầu gia công linh kiện cho Apple theo thiết kế của Apple đặt hàng. Foxconn, Pegatron... trở thành những nghệ nhân thực sự đằng sau iPhone, iPad, Macbook... Khi thuê 1 nhà thầu gia công, Apple "trốn" được các chi phí về dây chuyền thiết bị, nhà xưởng và tận dụng được nguồn nhân công rẻ "như cho" của các nhà thầu châu Á. Kết quả, như chúng ta đều đã biết, Apple trở về từ cõi chết, chỉ sau hơn 10 năm ngắn ngủi đã từ bờ vực phá sản đi lên thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới.


Tim Cook, CEO mới của Apple đồng thời cũng là 1 trong những "công thần" của thời kỳ tái thiết Apple.
Tất cả là nhờ vào quyết định cất bỏ gánh nặng sản xuất của Tim Cook năm đó. Các sản phẩm của Apple bán với giá "cắt cổ" không phải bởi vì chi phí sản xuất của chúng đắt đỏ hơn các thiết bị cùng loại mà chỉ đơn giản là vì Apple bán đắt để thu được nhiều lợi nhuận và định hướng sản phẩm của mình nằm ở phân khúc "thượng lưu" mà thôi. Lợi nhuận sản xuất phần cứng của Apple, theo nhiều ước đoán, lên tới 30-40%, 1 con số "giật mình" nếu chúng ta biết rằng Dell hay HP chỉ có thể "vắt" ra 5-8% lợi nhuận từ buôn bán laptop.


Nói như vậy để thấy rằng, nếu như các hãng khác không làm giống như Apple, vẫn cố gắng duy trì 1 hệ thống tự sản xuất và lắp ráp linh kiện, thiết bị của riêng mình thì hãng đó sẽ mất lợi thế cạnh tranh. Dell và HP sẽ không thể sống nổi nếu phải gánh thêm chi phí nhà xưởng, thiết bị và nhân công để sản xuất ra những chiếc Latitude hay Pavillion. Nếu thực sự các sản phẩm của Dell và HP do các hãng này tự sản xuất thì giá thành của chúng sẽ bị đội lên rất nhiều, từ đó mất đi lợi thế cạnh tranh trước những công ty thuê lại nhà thầu gia công như Apple. Kết quả là dù muốn dù không, để tồn tại được, Dell, HP phải chọn cách thuê nhà thầu gia công để tối giản chi phí đặt lên vai mình, và từ đó tối ưu hóa lợi nhuận.

Câu chuyện thứ 2: Dell và ASUS

Cách đây mới chỉ gần 1 thập kỷ, cái tên ASUS còn rất xa lạ với người tiêu dùng đồ điện tử trên toàn thế giới. Những sản phẩm của ASUSTeK sản xuất ra chỉ gói gọn trong các thành phần cực nhỏ của máy tính như vài chiếc IC, dăm ba cái tụ... nói chung là những thành phần nằm sâu dưới lớp vỏ của những sản phẩm đóng mác Dell, Lenovo mà chúng ta có thể sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy tận mắt.

Và câu chuyện của chúng ta bắt đầu vào những năm đầu thập niên trước. Thời điểm những năm 2000 ASUS là 1 nhà thầu nhỏ phụ trách những linh kiện rất đơn giản trên máy tính đóng mác Dell. Lúc này 1 sản phẩm của Dell khi đó sẽ ra đời từ thiết kế của chính hãng này, và các khâu lắp ráp, cùng rất nhiều linh kiện trọng yếu như bo mạch chủ, RAM và màn hình đều do Dell đảm nhiệm... Những linh kiện khác, ít quan trọng hơn như vỏ máy, tản nhiệt... được đặt các nhà thầu ở châu Á gia công, và 1 trong số đó là ASUS.


Nhưng rồi sau 1 vài năm đảm nhiệm việc xử lý những tiểu tiết cho Dell, 1 ngày đẹp trời đại diện của ASUS đến tổng hành dinh của Dell và đưa ra 1 đề nghị rất xuôi tai: ASUS sẽ đảm nhiệm hoàn toàn công đoạn chế tạo bo mạch chủ của các máy tính dán mác Dell với mức giá thấp hơn 20% so với mức giá xuất xưởng của chính Dell. Chưa nói tới 20% chênh lệch kia sẽ đi thẳng vào lợi nhuận của Dell, chỉ cần xét đến việc Dell được trút bỏ gánh nặng của việc quản lý những nhà máy với hàng chục ngàn công nhân cùng hàng trăm vấn đề phức tạp đã khiến Dell gật đầu ngay lập tức.

Sau đó vài năm, đại diện của ASUS liên tục viếng thăm tổng hành dinh của Dell, đem tới những lời đề nghị ngày càng hấp dẫn hơn. Khi thì là việc lắp ráp hoàn thiện sản phẩm, lúc thì chuyện quản lý chuỗi cung ứng vật tư rồi cuối cùng ASUS yêu cầu Dell cho mình đảm nhiệm luôn cả việc thiết kế các model của Dell theo ý tưởng của hãng này. Lần nào Dell cũng đồng ý, và trên phương diện kiếm tiền, điều này hoàn toàn dễ hiểu: ASUS có thể làm được những gì Dell làm, thậm chí còn tốt hơn với 1 mức giá rẻ hơn. Dell không mất gì mà càng ngày càng "nhàn hạ" hơn trong việc đưa 1 sản phẩm ra thị trường. Dell chỉ có việc tìm hiểu xem khách hàng muốn gì, viết các yêu cầu đó ra giấy và chuyển cho ASUS rồi rung đùi ngồi đợi sản phẩm ra lò, cộp mác Dell lên vỏ hộp rồi tung ra thị trường.

Từ chỗ là 1 công ty sản xuất máy tính, dần dà Dell đã trở thành 1 công ty bán lẻ thiết bị. Có thể bạn sẽ lý luận rằng những gì Dell làm là hoàn toàn đúng, và hãng kiếm tiền bằng cách "ăn trên ngồi trốc", chiếm những phần việc đem lại lợi nhuận nhiều nhất là kinh doanh thay vì phải quần quật làm việc sản xuất vốn có ít lợi nhuận như ASUS là 1 cách kinh doanh cực kỳ khôn ngoan. Tuy nhiên đoạn kết của câu chuyện dành cho Dell lại không đẹp như vậy.

Lần cuối cùng đại diện của ASUS bay tới Mỹ, ông ta không tới tổng hành dinh của Dell mà đi thăm các hãng bán lẻ như Best Buy, Walmart để quảng bá cho thương hiệu laptop đóng mác ASUS với chất lượng "như hàng của Dell" nhưng có giá thấp hơn 20%. Những năm dài làm "culi" cho Dell cuối cùng đã được trả công, với kinh nghiệm của mình ASUS trở thành 1 trong những hãng laptop có doanh số lớn và là 1 đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Dell. Trong khi đó Dell lại bị lệ thuộc vào ASUS vì sau quá nhiều năm "ăn không ngồi rồi", Dell đã không còn đủ khả năng sáng tạo ra 1 sản phẩm của riêng mình nữa.


Có 1 câu chuyện như thế này trong sinh học: "Sự tiến hóa của loài người xảy ra khi chúng ta lao động. Càng làm việc nhiều thì loài người càng học được nhiều hơn và càng cảm thấy có động lực thúc đẩy chúng ta tiến hóa nhanh hơn". Vượn tiến hóa thành người là do chúng được thúc đẩy bởi những yêu cầu nảy sinh trong quá trình lao động.

Đem hình tượng sinh học ấy ra để ứng dụng vào Dell và ASUS chúng ta thấy Dell đã đánh mất khả năng sáng tạo và độc lập tự chủ của mình chỉ vì quá lệ thuộc vào ASUS còn ASUS "thành người" vì ASUS dám bắt tay vào cả những công việc ít lợi nhuận và đầy khó khăn.

Và một khi những hãng như Dell, Apple đã "dấn thân" vào con đường thuê người khác gia công sản phẩm của mình, sẽ không còn cách nào để quay trở lại làm 1 nhà sản xuất thực thụ được nữa. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi thấy rằng các hãng như Dell, HP, Apple sẽ càng ngày càng lún sâu hơn trong việc lệ thuộc vào các nhà thầu như Foxconn, ASUS...

Câu chuyện thứ 3: HTC

Nếu bạn đọc nào còn nhớ cơn sốt điện thoại O2 cách đây vài năm ở thị trường Việt Nam có lẽ bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn với câu chuyện này. Thời kỳ nửa đầu thập niên trước, PDA là 1 trào lưu "xa xỉ" trong giới chuộng đồ hi-tech. Những thương hiệu như HP iPAQ, O2, iMate, Palm Treo... có lẽ tới tận giờ vẫn làm nhiều người cảm thấy rạo rực. Ngày ấy, 1 chiếc điện thoại O2 là niềm mơ ước của nhiều thanh niên, cũng giống như bây giờ người ta mơ ước về iPhone vậy.

Nhưng có 1 điều mà không phải ai cũng biết: iPAQ, O2, i-mate, Treo... tất cả những thương hiệu ấy hầu như đều ra đời từ 1 mái nhà chung. High Tech Computer, hay như cách viết tắt mà chúng ta vẫn thường gặp hơn, HTC là nhà thầu chính cho dòng sản phẩm smartphone XDA chạy Windows Mobile của 1 nhà mạng UK mà khi về Việt Nam chúng ta gọi bằng cái tên rất dân dã: O2, bên cạnh đó HTC còn tham gia sản xuất i-mate, 1 vài model Treo và iPAQ.

Trong suốt nhiều năm trời hãng sản xuất Đài Loan gia công sản phẩm trong thầm lặng theo đơn đặt hàng của các hãng, bạn không thể tìm được chữ HTC ghi trên chiếc HP iPAQ hay O2 vì 1 lý do đơn giản: Không 1 hãng nào muốn người sử dụng biết rằng sản phẩm của mình thực ra được sản xuất tại... Đài Loan. Tất cả các hãng như HP, O2, Palm đều muốn tự hào ghi tên mình trên mặt sản phẩm.


Có thời điểm HTC gia công tới 80% số smartphone chạy Windows Mobile có mặt trên thị trường, nhưng hầu như vẫn không một ai biết tới tên tuổi của HTC. Gần mười năm cần mẫn cóp nhặt, sản xuất và nghiên cứu, năm 2007 HTC quyết định bứt phá ra trở thành 1 thương hiệu riêng trên thị trường trước sức ép đến từ iPhone của Apple. Khi cái tên HTC đột ngột xuất hiện trên thị trường, không một ai định vị được năng lực thực sự của gã khổng lồ Đài Bắc. Chỉ tới khi HTC liên tục thành công với những mẫu smartphone Android và công bố những mức lợi nhuận tới vài trăm phần trăm/năm người ta mới giật mình nhận ra sức mạnh của 1 hãng gia công vô danh.


Mười năm kinh nghiệm của HTC đã giúp hãng qua mặt tất cả các đối thủ từng trước đó thuê HTC gia công thiết bị cho mình. Sự thành công của HTC đã chứng minh 1 thực tế rất "trái khoáy" trong kinh doanh. Sự thực thì người quản lý HP hay Palm... đều chỉ làm theo những gì mà họ được dạy trong giáo trình kinh tế ở trường đại học: Tăng lãi bằng cách tập trung vào các công việc đem lại nhiều lợi nhuận và cắt giảm những việc đem lại ít lợi nhuận hơn. HP, Dell, Apple đều muốn tập trung vào việc kinh doanh sản phẩm, vốn là công việc đem lại nhiều lợi nhuận nhất, đùn đẩy phần "khó nhằn" là việc sản xuất phần cứng cho các nhà thầu gia công mà không nghĩ được rằng làm như vậy chỉ đơn giản là khiến bản thân mình thụt lùi trong khi không ngừng trao cho các nhà thầu ấy công cụ và vũ khí để họ trỗi dậy trở thành đối thủ của mình trong tương lai.

Kết

Đến đây mọi việc có vẻ như trở thành 1 cái vòng luẩn quẩn: Muốn tăng lợi nhuận (thậm chí là chỉ để đảm bảo tính cạnh tranh và khả năng tồn tại) thì phải thuê người gia công phần cứng, nhưng thuê người gia công phần cứng thì sẽ gây lệ thuộc và tạo ra các đối thủ rất đáng gờm trong tương lai, và một khi đã dấn chân vào con đường thuê mướn sẽ chẳng có cách nào rút chân ra được.

Apple có 1 giải pháp cho vấn đề đó: Tất cả việc sản xuất gia công, lắp ráp phần cứng Apple giao hết cho các nhà thầu nhưng Apple vẫn nắm giữ 1 thứ mà hãng này sẽ không bao giờ buông lỏng: Thiết kế. Sai lầm của Dell là đã quá phụ thuộc vào 1 mình ASUS và cả khâu thiết kế cũng tin tưởng "giao mỡ miệng mèo". Apple khôn ngoan hơn và nắm giữ công thức bí mật tạp nên sự thành công trong các sản phẩm của mình: trải nghiệm người dùng và khả năng gắn kết của các thành phần.

Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là phương án của Apple đã là hoàn hảo. Việc thuê mướn người ngoài làm những công việc nhạy cảm luôn ẩn chứa những rủi ro nhất định,và đừng ngạc nhiên khi thấy 1 ngày nào đó Foxconn hay Pegatron cho ra mắt những mẫu Macbook Air, Macbook Pro của riêng mình với giá cả chỉ bằng 1 nửa của Apple.

Tuy nhiên ngày ấy, nếu có đến, cũng còn xa lắm, và bài học gần gũi nhất mà bạn đọc có thể rút ra cho riêng mình đó là hãy đừng quá tin tưởng vào thương hiệu. Dell hay ASUS cũng là từ 1 "lò" mà ra. Mặc dù có thể qui trình kiểm tra chất lượng của Dell sẽ nghiêm ngặt hơn, nhưng về cơ bản bạn chẳng phải quá "lăn tăn" khi lựa chọn giữa chúng vì chất lượng phần cứng của 2 hãng vẫn sẽ là "1 chín 1 mười".


Tuesday, September 27, 2011

Cài đặt Viettel USB 3G ( Dcom 3G Viettel ) cho Ubuntu 10.04 LTS

Cài đặt Viettel USB 3G ( Dcom 3G Viettel ) cho Ubuntu 10.04 LTS
Bài viết này sẻ có ý nếu ai dung D-com 3G trên hệ điều hành Ubuntu .Nếu trên windown Xp thì khỏi nói đến nhưng đói với Ubuntu là một điều rất khó khi mới bước chân vào hệ điều lunix mới lạ này .
Các bạn tiến hành thực hiện theo từng bước sau đây

1.1 Gắn Thiết bị vào cổng USB trên máy tính, thiết bị sẽ được mount lên trên Desktop và hiện lên bảng Autorun như sau

1.2 Nhấn Cancel để thoát, giờ bạn truy cập vào USB bằng cách click phải chuột vào biểu tượng D-com 3G trên desktop và chọn Open trong Browser, khi vào thư mục này rồi, bạn tiếp tục vào trong thư mục tên Linux, mở file Readme.txt để xem hướng dẫn cài đặt như hình

1.3 Bạn hãy tham khảo cách làm, nếu không rõ, bạn làm như tiếp theo bên dưới này. Tạm thời tắt đi file này nếu bạn không cần tham khảo cách làm, vì tiếp theo chúng ta sẽ làm theo trong hướng dẫn này (nhưng vẫn còn giữ cửa sổ Linux Browser nha).

Bây giờ, bạn mở terminal lên bắng cách vào Accessories –> Chọn Terminal. Màn hình hiện lên bạn gõ lần lượt từng lệnh sau

sudo –i

Nhấn ENTER. Tiếp theo gõ mật khẩu hiện tại của mình vào và bạn được chuyển sang quyền root như hình

Bạn gõ tiếp lệnh

bash

(cách ra 1 khoảng trắng sau chữ bash)

1.4 Bây giờ click lại Linux – File Browser, bạn kéo file install vào màn hình Terminal, rồi buông ra như hình

1.5 Sau đó nhấn ENTER, bạn sẽ thấy hiện ra thông báo tương tự như sau

Bạn Scroll xuống 1 chút sẽ thấy thông tin như bên dưới, bạn nhấn ENTER phát nữa để cài đặt theo mặc định

Và một lúc sau, thông báo cài đặt thành công

Bây giờ bạn có thể tắt Terminal đi rồi. Quá trình cài đặt đã xong.

Đợi 1 chút, giao diện của phần mềm quản lý y chang như trên Windows hiện lên.

Bây giờ, bạn click vào nút Kết nối, đợi khoảng 3 giây, sau khi kết nối xong, hãy bắt đầu duyệt web nhé.

Sau này, mỗi lần gắn USB vào, nếu chương trình không tự động chạy cho bạn, bạn có thể theo đường dẫn này để chạy chương trình

Wednesday, September 14, 2011

đăng ký đăng ký Vài kỹ năng sống cho cuộc đời tươi đẹp hơn

Tất cả chúng ta khi sinh ra đều được cha mẹ ban tặng những giá trị riêng biệt, không ai lẫn với ai. Khi còn nhỏ chúng ta luôn sống trong niềm vui, niềm hạnh phúc bởi lúc ấy chúng ta chưa có khái nghiệm chứng tỏ bản thân trong mắt người khác! Lúc ấy chúng ta sống với tất cả những gì mình có. Nhưng lớn lên một chút, chúng ta, ai cũng vậy cũng đều muốn nhận những lời khen và tránh xa những lời chê trách để rồi cố gắng và cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân! Gồng mình để chứng tỏ với người khác mình là ai, mình tài giỏi và thành công như thế nào, có khiến bạn mệt mỏi và chán nản không? Nếu có, hãy học một vài kỹ năng sống sau để bạn bớt đi những lo lắng, những nhọc nhằn do chính mình tạo nên .

vai ky nang song cho cuoc doi tuoi dep hon 300x225 Vài kỹ năng sống cho cuộc đời tươi đẹp hơn Đừng bao giờ so sánh mình với người khác. Bởi đơn giản chúng ta khác nhau và bởi ai cũng đặc biệt. Mỗi người là một cá thể riêng biệt không lặp lại ở bất kỳ ai Nếu chúng ta so sánh với người khác, chúng ta sẽ tự chôn vùi những giá trị tốt đẹp của bản thân! Lúc nào cũng cảm thấy mình thua kém và không tài giỏi bằng người. Tại sao lại phải làm như vậy mà không tìm cách khuyến khích bản thân phát triển những giá trị riêng, những điểm không bao giờ tìm thấy ở người bên cạnh! Chỉ có chính bạn mới biết mình có những tài sản nào, vì thế đừng bao giờ làm mình “nghèo” đi trước người khác!

Đừng bao giờ định nghĩa mục tiêu của bạn bằng những gì người khác cho là quan trọng. Những gì phư hợp với bản thân là những gì tốt đẹp nhất. Nếu người ta cho rằng tiền quan trọng trong cuộc sống và bạn xác định mục tiêu của mình là kiếm tiền! Bạn đã từng nghe đến câu nói: Kiếm tiền là mục tiêu tối nhất chưa? Nếu chưa từng nghe hãy ghi nhớ câu nói này, đừng bao giờ đặt đồng tiền lên trên tất cả, vì như thế bạn sẽ trở thành nô lệ của nó. Hãy làm những gì bạn muốn làm, nuôi dưỡng ước mơ của bạn và cố gắng hết sức mình để biến nó thành hiện thực! Hãy sống theo cách mà bạn muốn đừng bao giờ sống theo cách mà người khác chỉ cho, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng vì điều đó đâu! Thế nên đừng lãng phí thời gian cho những điều không thuộc về bạn!

vai ky nang song cho cuoc doi tuoi dep hon2 300x225 Vài kỹ năng sống cho cuộc đời tươi đẹp hơnHãy sống ở thì hiện tại đừng bao giờ sống trong thì quá khứ hay mơ mộng ở thì tương lai! Hãy sống cho ngày hôm nay, làm những việc hôm nay bạn phải làm để có thể có một ngày mai tương sáng! Nếu bạn chỉ biết sống trong quá khứ với những gì đã qua, bạn sẽ đánh mất cả hiện tại và tương lai. Còn nếu cứ mơ tưởng đến những thành công ở tương lai ma không bắt tay vào hiện thực hóa chúng, bạn sẽ không bao giờ có được điều đó! Nếu muốn thành công, hạnh phúc và vui vẻ đừng bao giờ đánh mất ngày hôm nay của bạn!

Đừng bao giờ từ bỏ, chỉ cần bạn còn cố gắng mọi việc vẫn có thể thay đổi theo ý muốn của bạn. Nhưng chỉ cần bạn ngừng cố gắng, mọi thứ sẽ dừng lại ở điểm bạn buông tay!

Nhiều người đã từng rất chán nản, rất thất vọng vì những cố gắng của bản thân dường như không mang lại kết quả! Họ đánh mất niềm tin vào cuộc sống, đánh mất những điều tốt đẹp đang chờ họ phía trước, chỉ một chút nữa thôi, nếu cố gắng họ sẽ thành công! Bạn đừng bao giờ từ bỏ nếu bạn vẫn còn có thể cố gắng nhé, mọi việc chỉ thực sự kết thúc khi chúng ta ngừng cố gắng mà thôi!

vai ky nang song cho cuoc doi tuoi dep hon4 300x300 Vài kỹ năng sống cho cuộc đời tươi đẹp hơn Đừng sống mà không có ước mơ, không mơ ước nghĩa là không có khát vọng, không có khát vọng thì chẳng thể thực hiện được gì. Bất kỳ ai cũng cần có những ước mơ cho riêng mình, có thể chỉ đơn giản là được ăn no mặc ấm, hay trở thành ca sỹ, kỹ sư, nhà văn, bác sỹ…chỉ cần ước mơ đủ lớn chúng ta sẽ làm được tất cả những gì chúng ta muốn! Đừng bao giờ sống mà không có ước mơ, hãy đặt niềm tin, h vọng của bạn vào đó, ước mơ sẽ đem bạn đến với những thành công.

Đừng sống nhanh đến mỗi bạn quên mất mình từng ở đâu và sẽ đi đến đâu. Cuộc sống không phải là cuộc đua mà là một chuyến du lịch để thưởng thức từng bước đường của cuộc đời! Chúng ta có quá nhiều việc phải lo đúng không, gia đình, công việc ngốn quá nhiều thời gian khiến chúng ta dường như quên mất thời gian để tận hưởng cuộc sống! Tại sao lại phải chờ đên một lúc nào đó mới tận hưởng cuộc sống của mình, chỉ cần bạn biết dành thời gian cho bản thân, bạn sẽ biết cách sống chậm, biết cách nắm giữ những niềm vui nho nhỏ của cuộc sống!

Những vụn vặt, lo toan của cuộc sống hãy nằm lại một bên đường nhé, đừng bao giờ đem nó vào ngôi nhà của bạn, nếu tá túc hãy chỉ cho ta túc một thời gian thôi. Nếu không một ngày nào đó bạn sẽ cảm thấy bức bối và chán ghét chính ngôi nhà của bạn! Những kỹ năng sống trên có giúp được gì cho bạn, nếu có hãy tự thưởng cho mình một tách café nóng hổi vào mỗi buổi sáng trước khi hòa mình vào dòng người tấp nập, bạn nhé!

Friday, June 17, 2011

Khắc phục lỗi "Missing HALL.DLL ", "Missing NTLDR"

Khắc phục lỗi "Missing HALL.DLL ", "Missing NTLDR"


Máy tính báo lỗi "Missing HALL.DLL " bạn cần tiến hành công việc như sau :

1. Cho đĩa cài đặt WinXP vào ổ CD .


2. Khởi động lại máy tính cho phép ổ CD khởi động trước


3. Khởi động bằng đĩa CD , khi trên màn hình xuất hiện dòng " Press any key to boot from CD " thì bạn bấm ngay một phím bất kỳ.


4. Bạn chờ cho đến khi xuất hiện dòng cuối có như hình dưới đây --> chọn R để chạy Repair trong chế độ Recovery Console




5. Trên màn hình xuất hiện yêu cầu bấm chọn phần ổ cứng cài đạt WindowsXP , thông thường chúng ta cài trên ổ C nên bạn chỉ cần gõ số 1




6. Yêu cầu xuất hiện gõ Password của Administrator lúc đó bạn cần phải đưa Password chính xác --> sau đó chúng ta vào chế độ Recovery Console




7. Có 02 cách để xử lí lỗi HAL.DLL


Cách thứ nhất :


Attrib -H -R -S C:\Boot.ini
DEL C:\Boot.ini
BootCfg /Rebuild
Fixboot


Cách thứ hai


expand d:\i386\hal.dl_ c:\windows\system32\hal.dll.

D: là tên ổ CD


8. Thoát khỏi chế độ Recovery Console bằng cách bấm Exit


9. Khởi động lại máy tính


Với lỗi "Missing NTLDR" thì thực hiện như sau:
Trong qua trình khởi động máy tính báo không tìm thấy NTLDR hoặc NTDETECT.COM bạn làm như sau

1.Nếu bạn sử dụng FAT32 thì khởi động bằng đĩa boot của Windows98. Sau đó bạn copy NTLDR hoặc NTDETECT.COM từ thư mục /i386 vào thư mục gốc của ổ C (C:\)

2.Nếu bạn sử dụng NTFS thì bạn làm như sau :
a)Đưa đĩa CD cài đặt WindowsXP vào ổ và khởi động bằng đĩa CD đó .
b)Khi xuất hiện dòng chữ ỏ phía dưới
R=Repair option, press the R key
Bạn bấm phím R
c)Bấm số phù hợp để xác định vị trí cài đặt của WinXP mà bạn muốn sửa chữa
Thông thường là #1
Bạn hãy đăng nhập password của administrator khi có yêu cầu .
d)Nếu ổ CD của bạn nhận là ổ E thì bạn hãy nhập dòng lệnh sau :
COPY E:\i386\NTLDR C\:
COPY E:\i386\NTDETECT.COM C:\

e) Gõ vào lệnh
exit rồi nhấn Enter để thoát khỏi chương trình và khởi động lại máy tính .

Monday, May 30, 2011

Cấu trúc và ý nghĩa số IMEI

1. Cấu trúc số IMEI
Bao gồm 15 ký tự NNXXXX-YY-ZZZZZZ-A, trong đó:
- Sáu chữ số đầu (NNXXXX) của IMEI được gọi là TAC (Type Allocation Code);
>> NN: Hai chữ số đầu của IMEI được gọi là Reporting Body Identifier, dùng để nhận dạng tổ chức nào đã cung cấp số IMEI cho nhà sản xuất ĐTDĐ (thông thường, số IMEI được bắt đầu bằng số 35 hoặc 44, đây là số do tổ chức BABT cấp – www.babt.com).
>> XXXX: Bốn chữ số kế tiếp được gọi là Mobile Equipment Type Identifier, dùng để xác định xuất xứ của sản phẩm (đã được sản xuất hoặc lắp ráp ở quốc gia nào);
- Hai chữ số tiếp theo (YY) được gọi là FAC (Final Assembly Code);
- Sáu chữ số kế tiếp (ZZZZZZ) là số sêri của máy;
- Chữ số cuối cùng (A) là số dùng để kiểm tra. Số này được tính dựa vào 14 chữ số đã nêu theo một thuật toán cho trước. Có thể căn cứ vào số này để biết số IMEI có hợp lệ hay không.

2. Ý nghĩa số IMEI
Nhìn chung, dựa vào số IMEI, ta có thể xác định được model của sản phẩm, xuất xứ.
Có nhiều cách để xem số IMEI:
- Xem trực tiếp trên vỏ máy và thông qua phần mềm của máy. Muốn xem trực tiếp trên vỏ máy, phải tắt nguồn, tháo pin để xem số IMEI ghi trên mặt sau của thân máy.
- Xem số IMEI thông qua phần mềm, ta bấm *#06#. Cách này có thể dùng cho tất cả các loại máy. Một số loại (như Siemens), nhà sản xuất cho phép xem số IMEI thông qua menu của máy. Một số loại khác (như Nokia, SonyEricsson,…) cho phép xem số IMEI thông qua các menu dịch vụ (service menu), bằng cách bấm vào các mã số bí mật (đối với máy Nokia ta phải bấm *#92702689# để xem số IMEI gốc của máy).

Kiểm tra IMEI cho loại máy Nokia + Kiểm tra IMEI: *#06#
+ Kiểm tra phiên bản phần mềm và ngày tháng sản xuất: *#0000#
+ Kiểm tra thông tin bảo hành: *#92702689#
1 IMEI
2 Made MM/YY (manufacture date)
3 date of purchase (this can be edited, but once it is set, it cannot be altered anymore).
4 Repaired (date of repair, in case it has been repaired)
5 Transfer user data

Kiểm tra EMEI cho loại máy Samsung
+ Kiểm tra IMEI: *#06#
+ Kiểm tra phiên bản phần mềm: *#9999#
+ Chỉnh độ phân giải màn hình: *#0523#
+ Thử chế độ rung: *#9998*842#
+ Kiểm tra thông số hoạt động của pin: *#9998*228#
(Chú ý: Một số mã số không hoạt động với phần mềm đã được Việt hoá)

Kiểm tra EMEI cho loại máy Siemens
+ Kiểm tra IMEI: *#06#
+ Kiểm tra phiên bản phần mềm: Bỏ simcard và bấm *#06# rồi giữ phím dài phía trên bên trái.
+ Chuyển Menu về tiếng Anh: *#0001# và bấm SEND

Kiểm tra EMEI cho loại máy Sony-ericsson
+ Kiểm tra IMEI: *#06#
+ Kiểm tra phiên bản phần mềm: > *

Theo Quản lý tri thức !

Sunday, March 20, 2011

Cách học tiếng Anh giao tiếp tốt nhất ?

Cách học tiếng Anh giao tiếp tốt nhất ?


Giao tiếp = Phản xạ + Hồi đáp = Nghe + Nói. Cách học tiếng Anh giao tiếp tốt nhất vẫn là trực quan sinh động, nghĩa là bạn cần phải có đối tượng để tương tác. Có thể là giáo viên nước ngoài, du khách nước ngoài, kết bạn với người nước ngoài, hoặc đơn giản là chỉ cần tìm 1 nhóm bạn luyện tiếng Anh với nhau cũng đc rùi.

Đây là bí quyết học tiếng Anh chung nhất:

- Phương pháp học tốt nhất vẫn là tự học thôi bạn. Bạn có thể tự mua sách (có kèm CDs) và về tự nghe tự luyện. Tuy nhiên nếu có thêm bạn bè để cùng communicate thì càng tốt.
- Bạn cũng có thể nâng cao bằng cách xem các chương trình tiếng nước ngoài, như là kênh khoa học Discovery, kênh hoạt hình Disney, kênh hoạt hình nhật bản (có lồng tiếng Anh hoặc có phụ đề tiếng Anh) Animax, kênh phim nước ngoài như HBO, Star Movie, Max... Luyện nghe nói khá tốt đấy. Hoặc bạn cũng có thể tự tìm đĩa film nước ngoài (có phụ đề tiếng Anh) để về luyện nghe và luyện hiểu nhanh luôn).
- Nghe nhạc tiếng Anh cũng là 1 pp tốt, vì bạn có thể down về lời nhạc, từ đó bạn luyện giọng.

Thông thường, người Việt hiện yếu về phần Nghe - Nói. Mình xin giới thiệu cho bạn 1 số giáo trình luyện nghe hay trên thị trường sách:

1 - "Sheep or Ship", giáo trình luyện Phát âm chuẩn, phản xạ nghe nói
2 - "Building Skills for the TOEFL iBT" (Beginning, Intermediate hay Advanced), có phần nghe trong đó dùng để luyện nghe khá tốt, mua sách ở cấp độ nào là tùy vào năng lực của bạn hiện giờ, bộ này có 3 cuốn đó.
3 - "How To Master Skills For The Toefl iBT - Listening", giáo trình 100% luyện nghe TOEFL, với 3 cấp độ Beginning, Intermediate hay Advanced.
4 - "IELTS Listening Strategies For The Ielts Test", giáo trình luyện nghe IELTS
5 - "Study English - IELTS Preparation", giáo trình luyện IELTS, ĐVDs có hình, có GVNN hướng dẫn trên đĩa, thích hợp để học ở nhà.

Tuy nhiên, để giao tiếp tốt thì bạn cần phải có một vốn từ vựng phong phú, kèm theo việc phát âm tương đối chuẩn và đúng ngữ pháp. Khi bạn học đúng cách thì sẽ nói đúng cách, làm cho người nghe hiểu. Ngược lại, nếu bạn học từ sai và phát âm sai, khi người ta nói (phát âm đúng) thì bạn sẽ ko hiểu đc đâu (vì "cái sai" kia đã ăn sâu vào trí nhớ của bạn rùi). Thành ra, học AV là phải kết hợp đủ các kỹ năng là vậy đó.

Tuesday, March 15, 2011

Chia sẻ máy in Windows cho Ubuntu

Chia sẻ máy in Windows cho Ubuntu

Ảnh: http://meredithannetaylor.blogspot.com/
Bài đăng trên tạp chí Xã hội thông tin Online ngày 24/04/2008
Bạn đang có một chiếc máy in, gắn vào một máy chủ printer chạy Windows để chia sẻ cho các máy khác trong hệ thống mạng. Trong hệ thống có những trạm làm việc cài đặt Ubuntu và bạn muốn các máy tính Ubuntu đó có thể sử dụng máy in chia sẻ từ Windows một cách bình thường, thì bài hướng dẫn này là dành cho bạn! Ngoài ra, thông qua bài viết bạn cũng sẽ hiểu được các thiết lập máy in tổng quát trên Ubuntu như thế nào.
Trong bài sẽ ví dụ minh hoạ máy in HP LaserJet 1020 được chia sẻ trên máy Windows Server 2003 với share name là LaserJet. Máy server có địa chỉ IP là 192.168.17.29. Trạm làm việc chạy Ubuntu 7.10. Để đơn giản, tôi dùng user “administrator” trên Windows để thực hiện việc chia sẻ máy in này.

Đầu tiên, ta sẽ có hai cách để quản lý, thiết lập các máy in trên Ubuntu 7.10 bằng giao diện đồ hoạ. Hai cách sẽ lần lượt được đề cập bên dưới. Tuy nhiên trước tiên ta nên xác định lại thông tin máy in được chia sẻ trên server.

Mở Terminal (Menu Application> Acessories> Terminal), gõ dòng lệnh sau:
smbclient -L 192.168.17.29 -U administrator
Kết quả như sau:

Lệnh này liệt kê những gì mà máy Server chia sẻ trên mạng. Ngoài các Disk là các thư mục chia sẻ, các bạn chú ý dòng nằm trong khung màu xanh, đây là thông tin chia sẻ cho máy in. Lưu ý Sharename là LaserJet.
Cách 1: System Config Printer

1. Vào menu
System> Administration> Printing

Xuất hiện cửa sổ System Config Printer, chọn New Printer

2. Trong cửa sổ New Printer, panel bên tay trái Select Connection chọn “Windows Printer via SAMBA“. Trong ô smb:// gõ vào địa chỉ IP của server, kế tiếp là sharename của printer, cách nhau bằng dấu “/”. Chọn dấu check Authentication required, nhập tài khoản dùng để chia sẻ vào.

3. Nhấp vào nút Verify để kiểm tra thông tin về máy in. Nếu bạn cung cấp thông tin chính xác thì sẽ có thông báo như sau:

Nhấn Forward để tiếp tục.
Nếu bị báo lỗi, kiểm tra lại các thông tin vừa nhập.
4. Chọn loại máy in: HP. Nhấn Forward để tiếp tục.

5. Chọn model máy in: LaserJet 1020. Nhấn Forward để tiếp tục.

6. Nhập các thông tin mô tả cho máy in. Nhấn Apply.

7. Máy in đã được thêm vào hệ thống, nhấn Print Test Page để in kiểm tra.

Nếu bạn có nhiều máy in thì nhấn vào Make Default để chọn máy in nào làm mặc định cho hệ thống.
Trong phần hai của bài hướng dẫn ta sẽ biết thêm một cách nữa để thiết lập máy in trên Ubuntu bằng giao diện đồ hoạ.

Thursday, February 24, 2011

Tiểu nhân nơi làm việc

(Dân trí) - Dù đã cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình nhưng dường như mọi việc thường khó theo ý của bạn, trở ngại đó rất có được gây ra bởi kẻ tiểu nhân xung quanh bạn. 10 loại tiểu nhân bạn nên biết nơi làm việc:

Kẻ thiếu trách nhiệm

Thiếu trách nhiệm và không quan tâm đến trách nhiệm trong công việc là đặc tính nổi bật của loại người này. Không làm đúng phận sự và hay lười nhác. Khi công việc nảy sinh vấn đề, thoái thác và đùn đẩy trách nhiệm là phản ứng đầu tiên họ có. Luôn miệng thốt lên “ không phải lỗi tại tôi ”, thường xuyên trách móc người khác, phủ nhận sai lầm bản thân và tìm lý do biện minh cho hành động của mình.

Kẻ bịa chuyện

Tuýp người này thích nghe ngóng chuyện thị phi, là người tạo ra và loan truyền tin đồn. Không quan tâm đến tính trung thực của câu chuyện, chỉ cần nguồn tin có giá trị, họ lập tức coi đó là trách nhiệm phải thông báo tới người khác. Dùng phương pháp này để bôi xấu đồng nghiệp là sở thích của họ. Tốt nhất, hãy tránh xa loại người này!

Kẻ khoác lác

Họ có một khả năng đặc biệt đó là tài ăn nói tuyệt vời! Hay khoa trương phóng đại sự việc, nhưng không thể biến lời nói thành hành động. Phân tách rõ ràng lời nói và hành động của mình, chỉ biết đánh bóng bản thân, dùng lời nói thu hút sự chú ý nhưng không thể hoàn thành lời hứa với người khác, thực chất loại người này không có mấy năng lực thực sự.

Kẻ tham lam

Những thứ họ vơ vét cho bản thân lại rất nhỏ nhặt, thiên về lợi ích trước mắt mà thôi. Lúc đầu có thể là người bạn rất tín nhiệm nhưng hãy coi chừng, anh/ chị ta có thể sẽ bán rẻ lòng tin của bạn vì lợi ích cá nhân mình!

Thay đổi nhanh chóng

Chúng ta điều biết rằng, đôi khi sự thay đổi là rất cần thiết với mỗi người, đặc biệt trong môi trường làm việc mới mẻ, bạn cần thay đổi hành vi và thái độ sao cho phù hợp sao cho đồng nghiệp chấp nhận bạn! Với kẻ tiểu nhân, sự thay đổi của họ không phải chính bản thân mà chỉ là sự thay đổi trong qui tắc trò chơi được định sẵn mà thôi. Thông thường sự thay đổi bắt nguồn từ quan điểm lợi mình khó ta- xuất phát từ cái lợi cho bản thân. Điều này khiến họ mất đi công việc và đồng nghiệp!

Kẻ đáng thương

Luôn cho mình là kẻ đáng thương hại để nhận được sự đồng tình từ mọi người. Sự thương tình giúp họ đạt được mục tiêu và yêu cầu, thậm chí đó có thể là những yêu cầu vô lí! Đừng vì sự cảm tính mà dễ dàng rơi vào bẫy của loại người này!

Kẻ ích kỷ

Bất luận làm việc với tập thể hay cá nhân, điều chúng ta hướng đến là sự thành công trên mọi mặt. Đôi khi kết quả mang lại không như mong muốn, sự thành công chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh. Tuy nhiên, điều đáng sợ hơn cả là khi thất bại, mong muốn người khác cũng phải trong hoàn cảnh giống mình. Sự ích kỷ khiến họ sợ bị thiệt thòi, và tìm mọi cách khiến đồng nghiệp thất bại!

Kẻ phá hoại

Họ thích thú khi người khác bị phủ nhận năng lực, thích chọc tức và chế giễu mọi người, mọi tin tức đến với họ đều là tin tồi tệ. Ghen tức thành công và tìm mọi cách cản trở công việc của người khác là điều họ mong muốn. Với loại người này, chỉ có thể phá vỡ mọi việc chứ đừng nói gì đến giúp đỡ!

Kẻ tiêu cực

Họ luôn e dè, sợ sệt lo lắng mình không đủ khả năng hoàn thành công việc, điều này khiến đồng nghiệp thêm lo lắng và dần mất đi lòng tin vào họ. Đầu hàng trước khi lâm trận, không có động lực làm việc, quan trọng hơn là ảnh hưởng đến không khí làm việc của tập thể!

Kẻ hai lòng

Loại người này rất khó đối phó, bởi họ quá kéo léo và biết cách che dấu sự lừa dối của mình. Trước mắt bạn, họ là người đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ, đối ứng rất tốt. Nhưng sau lưng, lại không ngớt che bai, than phiền về bạn. Họ chấp nhận bị oan ức trước bạn nhằm đạt được sự đồng tình từ bạn! Hoàn toàn khó biết được khi nào họ thực sự chân thành với bạn!

Hạnh Phúc

Theo HQ

Thói quen tốt tạo nên người văn minh

Thói quen tốt tạo nên người văn minh

Hiện nay, chúng ta kêu gọi người dân xây dựng nếp sống văn minh nhưng lại chưa có hành động hay hướng dẫn gì cụ thể để thực hiện điều đó. Theo tôi văn minh là những hành động đơn giản ai cũng có thể làm được nhưng lại chẳng muốn làm để rồi tự làm khổ bản thân và những người xung quanh.

Đơn giản chỉ cần:

1. Tự giác xếp hàng ở nơi công cộng: để không phải chen lấn vừa mệt vừa mất thời gian của chính mình.

2. Xả rác đúng nơi đúng chỗ: góp phần làm sạch chính không khí ta thở hàng ngày, chưa kể giảm ngập nữa (do thói quen vứt rác ở miệng cống thoát nước của dân ta).

3. Tôn trọng luật giao thông: vì chính sự an toàn của bản thân và người xung quanh.

4. Hành động có trách nhiệm với cộng đồng: đơn giản là ai cũng muốn có lợi cho mình nhất, nhưng ít ai nhận ra mình người được lợi nhất lại chính là bản thân khi hành động có trách nhiệm (Ví dụ: xả rác bừa bãi trong chung cư, ít ai nghĩ tới việc chỉ cần mồi lửa từ tàn thuốc của một ai đó vứt bừa bãi như mình cũng sẽ gây nên nguy cơ cháy nổ, uy hiếp sự an toàn của chính bản thân và những người xung quanh).

Và nhiều thói quen tốt khác như biết nói ‘Xin lỗi – Cảm ơn’ mà vô hình chung đang ngày càng mai một đi trong giao tiếp xã hội hàng ngày, khiến chúng ta ngày càng mệt mỏi hơn vì môi trường sống nặng nề từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính chúng ta.

Một người tự giác làm, hai người tự giác làm,…từ trong công sở cho đến nơi công cộng, từ từ cả xã hội sẽ làm theo những thói quen tốt đó, tự nhắc nhở nhau để thực hiện. Cứ như vậy, một môi trường sống văn minh như các nước phương Tây sẽ dần được hình thành và người được hưởng lợi nhất chính là những người ban đầu đã tự giác thực hiện để cùng xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng.

Lê Hoài Nam

Monday, January 31, 2011

Soi lại "người Việt xấu xí"

(VEF.VN) - Nghĩ rằng vào thời hội nhập và giao lưu quốc tế, các bạn trẻ chúng ta chắc không ngại nghe người ta nhận xét về mình. Âu đó cũng là dịp để chúng ta tự soi rọi lại mình, khắc phục các mặt nhược và hoàn thiện những mặt ưu vậy.

LTS: Chia sẻ với những "tự trào", "tự vấn" của tác giả Cảnh Thái về các tính cách tốt xấu của doanh nhân cũng như người Việt nói chung, độc giả Nguyễn Hữu Thái đã bày tỏ suy nghĩ về "người Việt xấu xí".

Mời quý vị độc giả gửi ý kiến trao đổi vào hộp phản hồi phía dưới hoặc gửi về vef@vietnamnet.vn


Giống như một cái mốt thời thượng, nay đang lan tràn trên khắp thế giới các cuốn sách trong đó người ta nêu lên và phê phán những thói hư tật xấu của chính bản thân dân tộc mình, nhiều khi còn tự thóa mạ khá cay độc nữa là đàng khác.



Nổi tiếng và gây xôn xao gần đây là cuốn " Người Trung Quốc xấu xí " do nhà văn Bá Dương của Đài Loan viết. Ông ta thú nhận mình viết bắt chước theo cuốn " Người Mỹ xấu xí ", một tác phẩm đã được chính quyền Mỹ không nề hà sử dụng làm tài liệu nghiên cứu sách lược của mình. Người Nhật cũng có cuốn " Người Nhật xấu xí ", tác giả là một vị đại sứ Nhật Bản tại Argentina, nhưng sau khi cuốn sách ra đời thì ông ta bị bãi chức. Phải chăng đó là sự khác nhau giữa Đông và Tây? Ở nước ta nghe nói cũng có lắm người hăm he viết " Người Việt xấu xí ", không biết đã làm tới đâu rồi ?

Không có ý thức bảo vệ tài sản chung cũng là một "tật xấu" của người Việt?
Nay ở nước ngoài, người mình đang chuyền tay nhau đọc một tài liệu ngắn đánh giá người mình mang tên: "Mười đặc điểm của người Việt Nam". Nghe nói đây là kết quả nghiên cứu của một viện xã hội học Mỹ. Tôi không có được nguyên bản tiếng Anh, nên chưa biết thực hư ra sao, tuy xem ra cũng có nhiều điểm lý thú nên ghi lại để chúng ta cùng chiêm nghiệm. Sau đây là nội dung các nhận xét đó :


1-Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý huởng thụ còn nặng.
2-Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
3-Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
4-Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
5-Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất căn bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).
6-Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
7-Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn người).
8-Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
9-Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.
10-Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).

Thật ra ta cũng khó lòng vội vả xác định về tính chính xác của các nhận xét nêu trên về người Việt mình. Cho nên tôi đồng ý với nhận định của một anh bạn giáo sư sử học cho rằng các đặc tính kiểu này người rất nhiều nước đều có, không chỉ riêng gì người Việt mình. Vấn đề là thể chế và giáo dục. Ngày xưa đâu đến nỗi tệ thế... Tôi cũng nghĩ rằng mọi con người sinh ra cơ bản đều giống nhau, chính xã hội và khung cảnh sinh sống quy định tính cách của họ. Một nền giáo dục tốt có thể làm thay đổi tất cả.

Nghĩ rằng vào thời hội nhập và giao lưu quốc tế, các bạn trẻ chúng ta chắc không ngại nghe người ta nhận xét về mình. Âu đó cũng là dịp để chúng ta tự soi rọi lại mình, khắc phục các mặt nhược và hoàn thiện những mặt ưu vậy.

Sunday, January 30, 2011

Tết cuối cùng của thời bao cấp

Tết cuối cùng của thời bao cấp

Tôi chặt một nhánh cây nhiều cành, ngồi lấy giấy điều cắt hoa đào, giấy vàng cắt hoa mai… Mấy đứa em dùng cơm dán vào cành, thành cây vừa đào vừa mai, buộc vào chân bàn...

1. Tôi ra trường, nhận công tác vào dịp sắp tết. Thấy mọi người trong cơ quan chộn rộn như nhà sắp có đám cưới. Không dám hỏi ai, quan sát mới biết, anh em trong ban đời sống của công đoàn đang phân công nhau đi xin mua hàng tết.

Vài hôm sau, thấy anh Hồng lái chiếc xe Gaz 69 chở về con heo kêu eng éc. Mấy anh em trẻ được phân công khiêng con heo vào cho anh Khá mổ. Con heo chừng 50kg do một HTX ở huyện Phú Lộc bán cho với giá cung cấp (giá theo quy định của nhà nước thời bao cấp).
Bán lá dong Tết của thời bao cấp. (Ảnh: theo Báo Tổ quốc)

Cơ quan có 47 người, thịt heo được chia làm 46 phần vì tôi mới về “chưa có đóng góp gì” (theo lời thư ký công đoàn – hồi đó gọi là thư ký, không gọi chủ tịch).

Chị em, dưới sự chỉ huy của chị Mão, phụ trách nữ công, chia xong thì cẩn thận cân lại từng phân cho đều. Xong, làm 46 cái thăm, trên mỗi cái ghi tên một người, vo tròn lại, bỏ vào cái mũ cối lắc lắc, đưa cho anh Dĩ bỏ mỗi cái thăm lên mỗi phần thịt.

Anh em đang háo hức chờ đợi thì thư ký công đoàn Cao xuất hiện. Ông ngắm nghía một hồi, nhấc lên đặt xuống từng phần thịt rồi lắc đầu: “Không được, không được, chia lại”.

Trong lúc mọi người ngơ ngác chưa hiểu vì sao thì ông Cao tiếp lời: “Tất cả các phần phải như nhau, phần nào cũng có tai, có lưỡi, có tim, có gan…”. Không ai dám nói gì, xóa, chia lại.

Chị Mão vào gặp chú Ngô, hỏi mượn cái lưỡi dao lam cạo râu. Chú Ngô hỏi chị có râu đâu mà mượn, chị Mão cười méo xẹo: “Tui mượn để cạo râu cho con heo”.

Chị Mão bẻ lưỡi làm đôi, đưa cho chị Chiến một nửa, hai chị em rạch hai cái tai heo ra làm 46 lát, xong rạch quả tim thành 46 lát, rạch cái gan làm 46 lát, cái lưỡi ra 46 lát… Đến lượt 4 cái giò heo thì thiệt nan giải, chia thế nào cũng không thể thành 46 phần đều có móng như nhau. Chị Mão vừa chặt giò vừa ứa nước mắt. Đoạn nói: “Tau thà chưa có cống hiến chi như thằng Thịnh để khỏi chia còn hơn!”. Chị nói đến đó thì tôi tủi thân muốn khóc.

Cuối cùng chị Chiến cầm thăm lên, đọc tên, anh em hỉ hả gói phần thịt vào tấm lá chuối mang về.

2. Hôm sau nữa, thấy anh Hồng cùng chiếc xe Gaz 69 chạy về. Anh em khiêng về một sọt gì đó nằng nặng, lót rơm. Hóa ra là đường bánh nhờ cơ quan kết nghĩa trong Quảng Ngãi mua cho với giá hữu nghị.

Chị Mão lại chỉ huy đội quân chia chác. Thấy đường có vài loại, một loại rất đen, một loại nâu nâu và một loại vàng vàng, chị Mão rút kinh nghiệm chia thịt heo, bảo chị em dùng dao chặt đường bánh ra làm từng phần nhỏ, chia 46 phần ai cũng có đen, nâu, vàng. Thấy tôi, chị Mão nói, tối chị nấu chè Thịnh qua ăn nghe. Tôi cười như mếu: “Dạ, không, em chúa ghét chè”. Thực ra thì hồi sinh viên, tụi nó cá độ, góp đường tiêu chuẩn lại nấu một nồi chè, múc vào bát xếp dài một sải tay, tôi chén sạch.

3. Gần sát tết thì nhà máy xi măng LT bán cho 45 bao bột tã (loại xi măng mác thấp). Cuộc bình bầu diễn ra vô cùng căng thẳng vì không ai xin rút để có thể chia đủ mỗi người một bao. Thằng Chung, cũng trẻ như tôi, đề nghị bán để chia tiền chênh lệch. Ông Cao nghe xong mặt đỏ gay, phê bình: “Đồng chí là đảng viên trẻ mà có tư tưởng tiếp tay cho gian thương”. Thằng Chung sợ vãi ra quần, nín bặt.


Đi chơi Tết thời bao cấp. (Ảnh: theo Báo Tổ quốc)



Rồi không hiểu thế nào nó giơ tay xin rút. Cả cơ quan vỗ tay rào rào, khen ngợi Chung có tinh thần tập thể, mình vì mọi người. Thằng Chung nói tiếp, tôi rút nhưng phần tôi cho thằng Thịnh, nó chưa có cống hiến với cơ quan ta nhưng nó đi bộ đội về, lại là thương binh. Mọi người bàn tán xôn xao. Tôi đưa tay xin phát biểu ba từ, tôi xin rút. Thế là êm đẹp.

Tôi thấy tết mà chia bột tã buồn cười quá, hỏi thằng Chung, người ta lấy mỗi người một bao bột tã mà họ lại ở nhà tập thể thì xây cái gì? Thằng Chung cười híc híc, nói mày ngu lắm, tụi nó bán hết chớ xây xa chi. Tôi nói bán, sao mi đề nghị bán họ lại phê bình? Thằng Chung lại híc híc, rứa mới nói.

4. Tôi gom hết tiêu chuẩn, gồm 250g đường, một gói trà Hương Sơn loại ba, 2 gói thuốc Tam Thanh, 1 gói thuốc Nhị Thanh, một phong kẹo lộn xộn gồm có các chủng loại Hải Châu, kẹo cứng Huế… một chai rượu chanh Hà Nội, một câu đối mua từ hiệu sách, một chùm hoa giấy… buộc sau xe đạp, đạp ra bến xe An Hòa, đưa thẻ thương binh ra xếp hàng ưu tiên rồi mua vé về Quảng Bình.

Mạ tôi soạn quà ra giường trước những cặp mắt ngưỡng mộ của lũ em, ngắm nghía một lúc rồi nói: “Năm nay anh cả đi làm, nhà ta ăn tết xôm quá các con hè”.

5. Tôi chặt một nhánh cây nhiều cành, ngồi lấy giấy điều cắt hoa đào, giấy vàng cắt hoa mai… Mấy đứa em dùng cơm dán vào cành, thành cây vừa đào vừa mai, buộc vào chân bàn, treo hai câu đối lên hai bên cột nhà rồi dọn bánh kẹo chè thuốc lên bàn thờ… Cả mấy anh em đứng ra xa ngắm nghía rồi bỗng nhiên cùng vỗ tay…

Tết đến rồi!

Doanh nhân tránh sao với tật xấu người Việt?

Doanh nhân tránh sao với tật xấu người Việt?

(VEF.VN) - Từ trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi con người, khi ta tự nghĩ về ta, ta tự đánh giá về bản thân mình, không bao biện, tự soi rọi lại, tự nhìn nhận lại, ta sẽ nghĩ gì về bản thân? Ta tự nghĩ gì về dân tộc mình?

LTS: Xuân về là lúc đất trời giao hòa, cây cối nẩy chồi, trăm hoa đua nở, vạn vật như khoác thêm tấm áo mới, vươn mình đứng dậy như một cô gái trẻ đôi mươi. Hồn người cũng thấy thư thái, tạm gác qua những suy tính, bon chen, vất vả đời thường, đôi chút mạn đàm ngày xuân có những "tự trào", "tự vấn" về các tính cách tốt xấu của chính bản thân chúng ta.

Tác giả Cảnh Thái đã gửi về Diễn đàn Kinh tế Việt Nam một bài viết về những "thói hư tật xấu" mà giới doanh nhân cũng nhơ mọi người dân Việt Nam nên tránh. Theo bạn, đây có thực sự là những "thói xấu" căn cơ của người Việt không? Còn những điểm yếu nào mà ta cần khắc phục? Mọi ý kiến thảo luận xin nhập vào hộp phản hồi phía dưới hoặc gửi về vef@vietnamnet.vn

Nói về các truyền thống tốt đẹp, các đức tính tốt đẹp của người Việt thì chúng ta không thiếu những tấm gương, những cá nhân xuất sắc, các anh hùng dân tộc xả thân vì đại nghĩa hay các vĩ nhân của đất nước mà thành tựu đã được tổ quốc ngàn đời ghi dấu, lưu danh muôn thuở trong lịch sử phát triển đất nước.

Ở đây, chúng ta cần một trao đổi thẳng thắn, không e ngại, dù "sự thật mất lòng" về những thói hư và tật xấu mà dân tộc và đất nước nào cũng có. Dù muốn hay không thì các thói hư, tật xấu cũng đã và đang diễn ra, có khi lâu ngày trở thành bản tính xấu khó mà sửa chữa, hoặc tệ hơn sẽ trở thành "tính cách" không hay của dân tộc. Vì vậy can đảm nói ra có khi là một lời góp ý, trao đổi chân tình, nhìn thẳng vào sự thật, lời cảnh tỉnh không bao giờ muộn!

Những đức tính xấu đấy sẽ được liệt kê dưới đây, mời doanh nhân tham khảo để có cách dùng người hợp lý và hạn chế mặt tiêu cực của chúng.

1. Khả năng làm việc theo nhóm kém, tinh thần đồng đội chưa cao

Người Việt thường hoàn thành tốt các công việc của cá nhân nhưng khả năng gánh vác công việc cộng đồng, công việc chung kém, trách nhiệm cá nhân đối với cộng đồng kém.

Các học sinh Việt thường chịu khó làm bài tập của mình rất siêng năng và làm tốt các bài tập được giao cho cá nhân, nhưng bài tập chung của nhóm thường bị đùn đẩy trách nhiệm cho người khác làm, khả năng ngồi lại với nhau để thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến cho một thành quả chung tích cực hơn thường bị xem nhẹ.

Trong quân đội, khi gặp cảnh trận mạc vào sinh ra tử, các quân nhân thường thấm thía với các đồng đội chiến đấu can đảm kiên cường, không bỏ đồng đội dù hiểm nguy gian khổ nhưng trong đời thường lại dễ "nặng nhẹ" vì một việc cỏn con cũng có thể bị đùn đẩy cho nhau các trách nhiệm công việc chung.

Tại các doanh nghiệp, các công nhân và nhân viên người Việt cũng "nổi tiếng" khó phối hợp đồng đội "teamwork" tốt, khó có hiệu quả hợp tác cao trong các công việc được cấp trên giao.

Tại mỗi khu phố, khu dân cư, nếp sống vệ sinh chung thường rất kém. Người ta chú ý quét dọn sạch sẽ nơi khuôn viên của gia đình mình, trong khi các diện tích chung, công cộng thường chịu việc xả rác, vứt bỏ các thứ linh tinh làm ô nhiễm môi trường chung.



Trên đường phố Việt Nam, chúng ta không khó bắt gặp các hình ảnh xả rác, chen lấn tranh giành nhau khi tham gia giao thông hoặc tại các cơ quan công quyền mà người dân phải xếp hàng lộn xộn, chờ chực trong một mớ hỗn độn, rất thiếu khoa học. Thậm chí, ngay tại Sở KH-ĐT TP.HCM, nếu bạn có việc phải xin giấy phép, đổi giấy phép hay giấy tờ liên quan, việc chen lấn chờ đợi không theo trật tự thể hiện một tư duy bon chen, chụp giật, không có kế hoạch, tổ chức và tầm nhìn dài hạn.

Tại các nhà ga, bến xe, hàng không, hàng quán, nhà hát, công viên công cộng, .v.v. chúng ta càng thấy rõ ý thức vì cộng đồng của người Việt thực sự chưa trưởng thành. Trách nhiệm trước mắt có thể thuộc về các cá nhân lãnh đạo tại các đơn vị này, sau đó là ý thức chấp hành của mỗi người dân trong cộng đồng và khả năng tổ chức phối hợp làm việc theo nhóm vì tinh thần cộng đồng, vì công việc chung còn nhiều điều chưa tốt.

2. Tư duy tiểu nông

Các thửa ruộng nhỏ lẻ, được các đời cha ông tiếp nối và chia tách ra làm nhiều miếng nhỏ dần cho các đời sau. Ngồi trên máy bay, chúng ta dễ thấy các thửa đất nông nghiệp Việt Nam bị chia cắt, nát vụn, ít thấy có các cánh đồng rộng lớn ngút ngàn như cách làm nông nghiệp hiện đại, năng suất cao như tại các quốc gia khác, trong khi đồng bằng Việt Nam là một trong những vựa lúa lớn nhất của thế giới.

Đất đai không thể sinh sôi nảy nở nhưng người thì tăng thêm trong khi phương thức sản xuất thay đổi quá chậm chạp. Tốc độ và khả năng thay đổi tư duy, khả năng thích ứng với tình hình mới không cao.

Làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu và bảo thủ theo kiểu tư duy xưa vẫn còn "con trâu đi trước cái cày theo sau", thiếu liên doanh liên kết, thiếu sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Bên cạnh đó, lòng đố kỵ, ích kỷ, ganh ghét, không muốn người khác hơn mình, dấu nghề, không mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm với mọi người, thậm chí anh em, người thân trong nhà cũng không san sẻ, giúp đỡ, "cho tiền cho bạc, không ai chỉ đàng làm ăn"!

Xong việc của mình là xem như xong, không quan tâm người khác hay bà con láng giềng làm ăn ra sao. Tư duy "hợp tác xã" một thời, nửa đêm không ai muốn thức dậy xả nước cho thửa ruộng chung, ảnh hưởng đến lối suy nghĩ và hành động "cha chung không ai khóc", tị nạnh nhau các công việc của chung cộng đồng.

Thậm chí, xuất hiện lối suy nghĩ "sống hôm nay, biết hôm nay", bất chấp ngày mai ra sao! Điều này dễ dẫn tới việc biển thủ, ăn cắp của công cả "tài sản vật chất và thời gian" trong các doanh nghiệp nhà nước bất chấp hậu quả là doanh nghiệp nhà nước có thể trở thành "con bò sữa của chung" mà mạnh ai nấy "vắt sữa", khai thác đến mức kiệt quệ.

Tư duy "ăn xổi ở thì" dễ nổi lên lấn át, tư duy ngắn hạn, nghĩ đến quyền lợi cục bộ, mưu cầu tư lợi ngắn hạn hơn là phát triển dài hạn, phát triển bền vững cho cả cá nhân và cộng đồng.

3. Dễ dàng thỏa mãn với những thành công nhỏ

Tư duy truyền đời kiểu "học thành tài" ăn sâu vào suy nghĩ thay thế cho tư duy tiến bộ hơn "học tập và làm việc phấn đấu, cống hiến suốt đời". Các cá nhân học giỏi, xuất sắc không thiếu nhưng các thành quả khoa học, các phát minh thành tựu lớn trong hầu hết các lĩnh vực hầu như chưa sánh bằng các quốc gia khác, phần vì thiếu môi trường cho người tài, phần vì các cá nhân xuất sắc trong cộng đồng đã thỏa mãn với thành công nhỏ ban đầu nên không chịu phấn đấu học tập liên tục và không có cơ hội phát triển lên tầm cao mới hay đạt tới trình độ và đẳng cấp thế giới.

Điều này xảy ra trong hầu hết các lĩnh vực như khoa học kỹ thuật, công nghệ, ứng dụng và sáng tạo, phát minh và sáng chế, văn hóa và thể thao, .v.v. khi Việt Nam chưa có tên trên bản đồ các thành tựu lớn của thế giới vì số lượng các thành tích ở tầm cỡ thế giới còn quá ít so với các quốc gia khác.

Một số người du học nước ngoài cho hay, khi học phổ thông hay đại học các sinh viên bạn thường không giỏi các môn học cơ bản nhưng khi vào nghiên cứu ứng dụng, họ rất xuất sắc và sinh viên ta thường không theo kịp. Có lẽ tư duy học "thành tài" đã sớm làm chậm hay thiêu chột sức sống và khả năng học hỏi, phát triển liên tục của sinh viên ta(?).

Trên thương trường, các doanh nhân Việt Nam cũng có nhiều hạn chế trong việc phát triển doanh nghiệp, thường chạy theo các hợp đồng mua bán có tính thời vụ, dựa vào ưu thế "quen biết", mối quan hệ thân hữu để giành lấy công việc trước mắt, ít có doanh nghiệp xây dựng kế hoạch dài hạn, có tầm nhìn xa, chú ý phát triển sản phẩm có chất lượng cao, có thương hiệu vươn lên tầm cỡ thế giới.

Các doanh nghiệp Việt Nam thường qui mô nhỏ và rất nhỏ, làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu hợp tác phối hợp, khi lớn lên một chút thì đã phân chia ra thành các doanh nghiệp nhỏ hơn do bất đồng quan điểm hợp tác hoặc muốn làm riêng thu lợi một mình, hoặc đã sớm thỏa mãn với thành công nhỏ đạt được.

4. Dễ rơi vào trạng thái tôn sùng các giá trị vật chất

Một bộ phận không ít đang chạy theo các giá trị vật chất như làm tiền, chạy theo đồng tiền, bất chấp hậu quả, miễn sao có nhà đất, xe đời mới, đồ dùng hàng hiệu, vui chơi tiệc tùng..v.v. thay cho các giá trị đạo đức chân - thiện - mỹ, tính trung thực, tinh thần phấn đấu vượt khó, tinh thần tương thân tương trợ trong gia đình và cộng đồng, tôn trọng vẻ đẹp tinh hoa và tinh thần đẹp của con người.

Xuất hiện ngày càng nhiều trong mọi tầng lớp xã hội, kể cả tầng lớp trí thức, có học, hiện tượng tôn sùng tài sản vật chất hơn là các giá trị nhân văn hay các truyền thống tốt đẹp của nhân loại.

Các tội phạm tham nhũng, tội ác phi nhân trong các câu chuyện có thực, ngày càng nhiều, mà người gây án là các quan tham hay những người có ăn học và được đào tạo bài bản, những người sinh ra không hẳn đã sống thiếu thốn vật chất lại được hưởng nhiều ưu đãi, đặc quyền, đặc lợi, nhưng nay không phả vì thiếu miếng cơm, manh áo vẫn cố tình phạm tội. Do bản năng tham lam, tham vọng và dục vọng cá nhân lớn hay do môi trường sống thay đổi đã cổ vũ cho việc sùng bái vật chất này?

Tình trạng nghiện ngập ma túy lan rộng ra cộng đồng, số lượng người nhiễm HIV tăng nhanh, tỉ lệ phá thai cao so với thế giới, trẻ con bị bỏ rơi, trẻ em lang thang bị chăn dắt đi ăn xin và bán vé số, người già bị bạc đãi, buôn bán phụ nữ gia tăng. Điều này có thể có thể liên quan đến tâm lý sống gấp, sống ích kỷ vội vả, chỉ biết lo cho bản thân, chạy đua theo các giá trị vật chất, sống hưởng thụ bất chấp hậu quả, chưa kể các khiếm khuyết trong hệ thống bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người và phát triển hệ thống an sinh xã hội cho mọi thành phần người dân, kể cả các tầng lớp nghèo khổ và chịu thiếu thốn thiệt thòi nhất.

5. Tính kỷ luật chưa cao

Rất nhiều câu chuyện và sự việc xảy ra trong đời sống xung quanh chúng ta, như công nhân Việt Nam vi phạm kỷ luật lao động, bỏ trốn việc, gây nhiều sự cố trong môi trường sản xuất kinh doanh, không tuân theo hiệu lệnh và nhiệm vụ được cấp trên giao phó.

Hiện tượng vượt đèn đỏ trong giao thông, không bỏ rác vào nơi qui định, luôn muốn "luồn lách" và qua mặt pháp luật nếu có điều kiện hay ở những nơi chốn thiếu sự giám sát của các cơ quan pháp luật hoặc cấu kết với các cá nhân trong các cơ quan quản lý nhà nước để trục lợi và tạo ra quyền lợi nhóm hay nhóm lợi ích!

Có người nói về sự khác biệt giữa người Việt "thông minh" và người Việt "khôn ranh" và kết luận là có thể chúng ta "khôn ranh" thôi chứ đừng vội nghĩ rằng "ta đây là dân tộc thông minh"!

Lớp trẻ ngày nay liệu có bớt được những tật xấu? (ảnh binhduong)

Văn hóa chịu trách nhiệm, xin từ chức chưa hiện diện trong đất nước ta. Khi được trao quyền, ủy quyền, với niềm tin lớn, kỳ vọng lớn, trách nhiệm lớn, người ta phải hiểu nghĩa vụ khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao! Khi một người không hoàn thành trách nhiệm, việc từ nhiệm là bình thường, đó là sự bảo đảm cho uy tín, danh dự với lời hứa ban đầu, trọng trách ban đầu đặt ra.

Để ngụy trang, ngụy biện, biện minh cho thất bại, người ta thường hay nói về sự "đồng thuận" hay "trách nhiệm tập thể" và sau cùng là "huề cả làng"! Vì không thể truy cứu trách nhiệm "tập thể" hay sự khôn ngoan hoặc ngu dại đã giúp con người che dấu khuyết điểm trong một ốc đảo có tính "tự lừa dối" lẫn nhau.

6. Dễ thỏa hiệp và tìm kiếm thỏa hiệp để mưu cầu tư lợi cá nhân

Do xã hội đã hình thành một số tầng lớp giàu có, mua quan bán chức, đi lên không phải bằng nỗ lực phấn đấu lao động và học tập siêng năng cần cù mà bằng sự nâng đỡ của "cha anh", bạn bè phe nhóm thân hữu nâng đỡ nhau, tạo ra một sự bất bình đẳng.

"Bao năm phấn đấu, không bằng cơ cấu một hôm", suy nghĩ không cần học tập phấn đấu chi cho vất vả, chỉ cần có quan hệ thân hữu là được, chỉ cần có tiền là mua cái gì cũng xong!

Xây dựng mối quan hệ thân hữu, quyền lực nhóm.

Khi sai phạm xảy ra ở mọi cấp, mọi nơi, con người trở nên chán nản, cảm thấy việc sai phạm là "bình thường", đương nhiên, không màng quan tâm tới, không bình luận, không dám phản bác, nghĩ rằng các phản bác là vô tác dụng, dễ bị "chụp mũ", dễ bị trù dập, quá lo sợ, và chấp nhận "thỏa hiệp", .v.v. tạo nên một xã hội "vô cảm" lúc nào không hay!

Trong công việc, mỗi khi gặp khó khăn hay vi phạm pháp luật, người ta thường nghĩ nên "gõ cửa" ở đâu, gặp "anh Hai, anh Ba" nào để được giúp đỡ?! Muốn làm việc gì, khởi sự một việc kinh doanh, người ta thường nghĩ là "để làm được việc này, tôi quen biết với những ai, tôi có mối quan hệ quan trọng nào trong lĩnh vực này?" hơn là chuẩn bị tốt về sản phẩm hay dịch vụ khách hàng .v.v.

Trong các cơ quan, người ta tham gia vào các tổ chức đoàn thể nhiều khi không phải vì cái tâm sáng, muốn giúp ích cho đời, mà để có thể "trèo cao hơn" trong các nấc thang danh vọng và tiền bạc. Nạn "mua quan, bán chức" trở nên vấn nạn vì ai đó trong chúng ta đều đã có dịp nghe qua về việc này, đâu đó tại chính địa phương mà ta đang sống, phản ánh một vấn nạn, một phát triển nguy hiểm của xu hướng thỏa hiệp, tìm kiếm thỏa hiệp và mưu cầu danh lợi.

Khi đó tội ác có thể ngày càng công khai và mỉm cười ranh mãnh trước sự bất lực của toàn xã hội như một sự trả giá cho những sai lầm của chính mỗi con người hèn yếu trong chúng ta. Và cho những ai nhất thời đắc ý rồi cũng sẽ lại rơi vào chu kỳ khác, khi thời thế của kẻ đắc ý đã qua, con cháu của anh ta rồi vẫn sẽ phải tiếp tục sống trong môi trường "thỏa hiệp" mà anh ta đã vô tình hay hữu ý dựng nên, thế hệ sau này vẫn sẽ phải tiếp tục sống trong môi trường "thỏa hiệp" cấu kết với nhiều phe nhóm nếu không sẽ bị thải loại.

Môi trường có tính thỏa hiệp này, tới phiên nó, sẽ như một bánh xe lịch sử lớn và lớn hơn, nghiền nát mọi nỗ lực hướng tới các giá trị "chân thiện mỹ" mà con người luôn mơ ước.

7. Dễ suy nghĩ chủ quan, chú trọng yếu tố chủ quan hơn khách quan

Dễ sùng bái cá nhân, ca ngợi cá nhân xuất chúng, thần tượng hóa, thần thánh hóa cá nhân hơn là chú trọng xây dựng một xã hội dân chủ, pháp trị tạo cho mọi người dân đều có cơ hội ngang nhau, bình đẳng, môi trường sống và kinh doanh thuận lợi, khi đó các tài năng cá nhân xuất hiện là tất yếu.

Chúng ta ngạc nhiên và khâm phục trước tài năng xuất chúng và thành quả của Giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng toán học Fields nhưng chưa xây dựng được môi trường làm việc tốt để tương lai có thêm nhiều người Việt đạt thành quả tương tự. Trong khi các quốc gia như Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, .v.v. có rất nhiều nhà khoa học đạt tới các đỉnh cao trí tuệ của nhân loại và điều đó được xem là hệ quả bình thường và tất yếu do "phương pháp" và cách tổ chức thực hiện mang lại.

Tương tự, sẽ rất ngạc nhiên nếu Việt Nam có một Bill Gates, nhưng sẽ không ai ngạc nhiên nếu nước Mỹ ngày càng có thêm nhiều tỉ phú về các sản phẩm khoa học công nghệ. Lý do có thể là tại Mỹ có đầy đủ các "điều kiện cần và đủ" để tiếp tục sản sinh các Bill Gates mới!

Khi các giá trị vật chất mà người ta dễ dàng đạt được không thông qua sức lao động sáng tạo vất vả cần cù, mà chỉ là sự trao đổi, mua bán, ngã giá, con người dễ rơi vào trạng thái suy nghĩ mơ hồ, lý giải và dựa dẫm vào yếu tố "tâm linh" là chủ yếu.

Lúc này, không phải là yếu tố đức tin tôn giáo, triết lý biện chứng duy vật hay duy tâm, hay "khoa học huyền bí" ngoài tầm với của khoa học kỹ thuật đương đại mà là sự cứu chuộc cho bản thân, sự tính toán an bài cho các "tội lỗi quá khứ", sự sợ hãi trước "luật nhân quả", thông qua việc cúng bái lễ vật đắt tiền kiểu nhà giàu, xây dựng lăng mộ hoành tráng, mượn các hành động từ thiện như để khỏa lấp phần nào các yếu tố nhân quả trong đời sống xã hội. Điều này có thể được thấy với hàng đoàn xe ôtô đắt tiền có nhiều xe mang bảng số nhà nước, nối đuôi xếp hàng mang lễ vật "hoành tráng" tới cúng chùa, xem bói vào các dịp lễ Tết.

Sẽ còn những điểm yếu nào?

Có người đổ lỗi cho "cơ chế", môi trường giáo dục, kinh tế, chính trị, xã hội tạo nên. Đổ thừa cho hoàn cảnh nền kinh tế nghèo, chậm phát triển, bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thiên tai..v.v.. Thế nhưng, từ trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi con người, khi ta tự nghĩ về ta, ta tự đánh giá về bản thân mình, không bao biện, tự soi rọi lại, tự nhìn nhận lại, ta sẽ nghĩ gì về bản thân? Ta tự nghĩ gì về dân tộc mình?

Khi chứng kiến những điểm yếu của con em mình, khi chứng kiến các cuộc đua tranh thể thao, trí tuệ mang tầm cở khu vực và thế giới, sự thua sút lạc hậu, và, trong những ngày thường, chứng kiến con em chúng ta rơi vô cảnh nghiện ngập, tinh thần yếu đuối, bạc nhược, hành vi thiếu văn hóa, vô vọng, mất phương hướng, muốn vươn lên với chỉ những lời kêu gọi động viên duy ý chí, khi tinh thần luôn dư thừa vô bổ với những lời sáo rỗng và thật đau lòng khi chúng ta tự nhận là những người tử tế, đều quan tâm đến nhau, quan tâm đến những điều tốt đẹp của xã hội loài người, quan tâm đến nhau như những người bạn thân, đồng bào, máu chảy ruột mềm, có thể hy sinh vì nhau, nhưng lại đang làm đau lẫn nhau, thật đau, mà không hay biết, chúng ta khóc thầm, khóc rưng rức cho nỗi đau dân tộc.

Một người trẻ được trang bị những hành trang quý giá nhất nào để có thể đi xa, phát triển nhân cách, phát triển bản thân và giúp ích cho cộng đồng xã hội, có lẽ cũng cần các kinh nghiệm về các "vết xe đổ" cần tránh, các thói hư, tật xấu và điểm yếu cố hữu của bản thân mình, dân tộc mình nếu có, điều này sẽ giúp chắp cánh cho các thế hệ tương lai bay cao và bay xa hơn.

Nếu được phép tự do góp ý cho những người thân, những người mà mình yêu quý, góp ý cho đất nước, cho tổ quốc và dân tộc mình với tinh thần nghiêm túc và cầu thị, chúng ta sẽ thực sự muốn và dám nói ra điều gì? Đây là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người với dân tộc và đất nước.

Tác giả Cảnh Thái đã gửi về Diễn đàn Kinh tế Việt Nam một bài viết về những "thói hư tật xấu" mà giới doanh nhân cũng nhơ mọi người dân Việt Nam nên tránh. Theo bạn, đây có thực sự là những "thói xấu" căn cơ của người Việt không? Còn những điểm yếu nào mà ta cần khắc phục? Mọi ý kiến thảo luận xin nhập vào hộp phản hồi phía dưới hoặc gửi về vef@vietnamnet.vn


About Me

My photo
Định Tường, Yên Định, Vietnam
KakalosVinh45

Followers