Tuesday, July 17, 2012

Ứng xử khi bị ghét !


Ứng xử khi bị sếp ghét

(Dân trí) - Thật không may nếu trong công việc, bạn lại bị sếp ghét. Nguyên nhân không hẳn là do năng lực của bạn yếu kém mà có thể chỉ do sự khác biệt về tính cách, sếp không “hợp cạ” với bạn hay ghen tị với thành tích của bạn…
 >> 8 kiểu nhân viên mà sếp ghét
 >> Những thói quen sếp ghét

Ứng xử khi bị sếp ghét
 
Bạn có thể cảm thấy thất vọng, chán nản khi bị sếp ghét bỏ và thậm chí từng nghĩ tới việc tìm một vị trí mới. Tuy nhiên, đừng vội bỏ cuộc như vậy. Sếp là người có vị trí quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Dù nghỉ việc nhưng bạn vẫn cần những đánh giá tích cực của sếp để đạt được một công việc tốt hơn. Hãy coi đây là một thử thách bạn cần vượt quan để trưởng thành và chín chắn hơn trong sự nghiệp.

Dưới đây là những điều bạn nên làm để duy trì mối quan hệ chuyên nghiệp với sếp và từng bước tạo thiện cảm tốt với sếp:

Cư xử lịch sự

Cách cư xử là yếu tố có thể tạo nên kết quả bất ngờ cho một mối quan hệ. Khi phải đối phó với sếp không thích mình, phép lịch sự chứng tỏ bạn là một người tốt hơn suy nghĩ của sếp. Nó góp phần làm giảm những tình huống khó xử với sếp trong cuộc họp và tạo cảm xúc cho những email trao đổi công việc lạnh lùng với sếp.

Ngoài ra, lịch sự với tất cả mọi người trong văn phòng sẽ giúp gia tăng danh tiếng cho bạn. Họ sẽ tự biết đánh giá ai đúng ai sai và bảo vệ bạn trong trường hợp bạn bị sếp “bắt nạt”.

Kiểm soát cảm xúc

Điều này có vẻ khó thực hiện khi sếp không ưa mình luôn tìm cách làm khó bạn. Nhưng hãy cố gắng thả lỏng người, hít thở thật sâu và bình tĩnh. Tranh cãi, đối đầu chỉ làm mối quan hệ trở nên căng thẳng. Thực ra, làm thế càng tạo điều kiện cho sếp có cớ sa thải bạn. Hãy mạnh mẽ và mỉm cười, như vậy sếp sẽ phải “dè chừng” và thay đổi thái độ với bạn.

Tìm kiếm sự trợ giúp

Khi người quản lý luôn tìm cách đẩy bạn xuống, bạn cần sự hỗ trợ của những người khác. Hãy chứng tỏ khả năng của mình và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, những người ở phòng bạn khác. Kể cả khi sếp ghét và đánh giá sai bạn, sẽ có những người khác đứng ra bảo vệ bạn.

Tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội của công ty

Nhiều người không được sếp yêu quý cho rằng nên hạn chế xuất hiện trước mặt sếp, rằng thà ở nhà còn hơn gặp sếp tại một bữa tiệc của công ty. Đừng vì mặc cảm bị sếp ghét bỏ mà tự động tách mình ra khỏi tập thể. Hãy tham gia các hoạt động ngoài lề của công ty như đi nghỉ mát, hát karaoke, liên hoan… và thể hiện sự nhiệt tình, hòa đồng, lạc quan, tích cực của bạn.

Chứng tỏ giá trị bản thân

Sếp sẽ không thể làm ngơ trước một nhân viên luôn mang lại những thành công xuất sắc cho công ty. Hãy chứng tỏ giá trị của bản thân, tập trung vào công việc và cho thấy công ty cần bạn ra sao.

Cố gắng giao tiếp thường xuyên với sếp

Khi được giao một dự án, đừng ngại đặt câu hỏi cho sếp về những điểm bạn chưa rõ. Thông báo tiến độ công việc thường xuyên với sếp. Bạn cũng có thể xin những lời khuyên của sếp về cách làm việc tốt hơn. Những cuộc nói chuyện nhỏ như vậy sẽ giúp bạn dần tạo thiện cảm với sếp và khiến anh/ cô ấy thay đổi quan điểm về bạn.

Và cho dù tình cảm của sếp với bạn vẫn không thay đổi sau những bước trên, hãy cố gắng duy trì sự chuyên nghiệp. Đặc biệt, không được nói xấu sếp và tỏ vẻ chống đối ra mặt trước những người khác trong văn phòng. Nếu không thể “cảm hóa” được sếp và hành động của anh/ cô ấy đã vượt quá giới hạn chịu đựng của mình, bạn có thể cân nhắc khả năng tìm việc mớ

Kiểu nhân viên bị ghét !


8 kiểu nhân viên mà sếp ghét

(Dân trí) - “Cuộc chiến” giành lòng ưu ái của sếp nơi công sở tuy âm thầm nhưng lại vô cùng “ác liệt”. Mỗi nhân viên, dù mới hay cũ, đều mong có tên trong “hàng ngũ” đó. Nhưng nếu nằm trong top 10 kiểu nhân viên sau, e rằng điều bạn muốn chỉ có trong tưởng tượng.


1. Lời nói “vô văn minh”
Dù đã nỗ lực cố gắng để kiềm chế, nhưng vì bản chất hay tính cách hiếu thắng hay do áp lực công việc quá lớn… một vài người không thể che giấu nổi “điểm yếu” của mình, buông ra những lời nói “vô văn minh”, không những khiến đồng nghiệp tức giận, coi khinh mà còn “lộ” ngay bản mặt đẹp đẽ vốn được hóa trang rất kỹ trước kia, khiến sếp mau chóng loại bạn ra khỏi vị trí ưu ái.

Ngược lại, nhiều người tích cực làm việc, luôn đạt được thành tích cao, tuy nhiên lại không thể “ngơi miệng” tranh luận, cãi vã một cách bảo thủ, “ném đá giấu tay”, kể lể tật xấu của người khác để tạo đà quảng bá bản thân…Những đối tượng này dù có đạt được thành tích cao đến mấy cũng không được liệt vào tầm ngắm của sếp.

2. Công tư bất phân
Co người cho rằng mình đã cống hiến rất nhiều, lại giữ trọng trách quan trọng hàng đầu của công ty…do đó, có lỗi lầm gì đâu nếu “trích” chút ích tài sản chung của công ty ra dùng. Nhỏ thì là tờ giấy cái bút, lớn thì cái điện thoại, máy tính hay ô tô…”, tiện thể dùng điện thoại công ty “buôn” để giải quyết việc riêng, “ăn bớt” thời gian đến công ty để hẹn hò, chơi bời…

Kiểu nhân viên này tuy bề ngoài được sếp có phần nể trọng bởi năng lực, khả năng làm việc nhưng trong thâm tâm luôn có ác cảm, coi khinh và sẽ tìm cách “chặn” cơ hội thăng tiến của những người nếu làm lãnh đạo thì chỉ là “con sâu bỏ giầu nổi canh”.

3. Đưa bản thân lên “bệ phóng”
Luôn cho rằng mình tài giỏi nhất, không có mình công ty sẽ thiệt hại nặng nề, coi mọi người trong công ty như “ hậu bối” của mình…từ đó bảo thủ trong cách làm việc, cứng nhắc trong xử lý các mối quan hệ và “thất sủng” là hậu quả tất yếu.

4. Không biết lượng sức
Lại có những đối tượng ôm đồm mọi việc, luôn cho rằng mình sẽ làm tốt thậm chí là những việc quá sức, đến lúc nhận ra việc đó cũng “khó nhằn” liền cầu cứu sự giúp đỡ, tìm cách thoái thác…Những nhân viên này được sếp hoan nghênh tinh thần làm việc hăng hái, tuy nhiên, họ sẽ không bao giờ đuợc đảm nhận những trọng trách quan trọng.

5. “ Phân thân” làm việc
Ngoài công việc chính thức, đảm đương thêm nghề tay trái  không còn là chuyện lạ. Làm tốt mọi công việc thì quả thật đáng nể, tuy nhiên có người “đứng núi này trông núi nọ”, không những không hoàn thành nhiệm vụ được giao mà còn luôn tìm cách thoái thác, đùn đẩy công việc chỉ khiến mọi người xung quanh thêm ác cảm.

Phân thân làm việc khiến bạn không có thời gian cũng như không thể toàn tâm toàn ý làm tốt một việc, dù sao cũng là nghề chính, nghề phụ. Nếu hoàn cảnh khiến bạn buộc phải làm như vậy, bạn nên cân nhắc kỹ càng, tránh tuột mất cả hai cơ hội tốt.

6. Thích bao biện
Việc đã sai rành rành ra đó mà vẫn cố tình “móc nối” mọi thế lực để bao biện cho chính mình, tránh truy cứu trách nhiệm bản thân…quả thật là điều tối kỵ. Đừng nghĩ sếp im lặng nghĩa là đang đồng tình với bạn. Thật ra họ luôn quan sát kĩ càng thuộc cấp của họ. Họ chỉ ủng hộ và đánh giá cao những ai dám làm dám chịu, tự nhận khuyết điểm và sửa sai. Do đó, kiểu nhân viên này cũng không được sếp coi trọng thậm chí còn bực mình với cái “loa cãi”.

7. Gây chuyện thị phi
Vì ghen ghét, đố kỵ hay bản tính thích buôn chuyện khiến một số người trở thành chiếc “loa phóng thanh” của văn phòng. Chuyện to chuyện nhỏ để thích xoi mói, bới móc, thậm chí phao tin đồn nhảm, nói xấu người khác để gây chuyện thị phi…

Thay vì nhàn rỗi đi quản chuyện người khác, bạn nên tập trung vào chuyên môn của mình, nếu có nhàn rỗi, nên tìm cho mình những sở thích phù hợp chứ đừng lấy chuyện thị phi làm liều an thần, làm trò tiêu khiển nơi công sở.

8. Lọng dạ hẹp hòi
Đố kỵ, ghen ghét thậm chí thù hằn vì khả năng “có hạn” của bản thân, không được thành công như các đồng nghiệp khác, do đó, luôn phản bác kỳ cùng những ý kiến của người khác, cho rằng điều họ nói ra là viển vông, khó thực hiện…Kết quả là, công việc gặp cản trở, tinh thần luôn căng thẳng, quan hệ đồng nghiệp trục trặc. Sếp ghét kiểu nhân viên này là lẽ hiển nhiên.

Phạm Hằng
Theo Xin

Những thói quen xấu



Những thói quen sếp ghét

(Dân trí) - Hay than vãn, phàn nàn về điều kiện làm việc, về thái độ của đồng nghiệp,… Bạn đang làm sếp thấy bực mình bởi những thói quen tai hại của mình đấy.

Dưới đây là 4 thói quen khác của nhân viên khiến các sếp phát điên:

Thiếu chủ động

Chẳng vị sếp nào lại muốn phải chỉ bảo bạn từng chút một. Việc đó không chỉ khiến sếp mất thời gian và mệt mỏi, mà còn làm suy giảm lòng tin của sếp về năng lực của bạn.

Đừng ngồi chờ hướng dẫn. Trong những lúc rảnh rỗi, hết việc, bạn có thể giúp đỡ các đồng nghiệp khác hoặc dọn dẹp và sắp xếp lại hồ sơ cho hợp lý thay vì lang thang trên internet.

Quá chủ động

Dù điều đó xuất phát từ tham vọng, động lực, năng lượng quá lớn hay chỉ là một mong muốn làm hài lòng người khác, đó cũng là một trong nhiều thói quen mà sếp không ưa.

Chẳng hạn, bạn miệt mài bổ sung thêm màu sắc và hình vẽ cho một báo cáo nghiên cứu. Sếp không những không ấn tượng rằng bạn chăm chỉ và sáng tạo mà lại cho rằng bạn đang làm một việc không cần thiết. Lẽ ra thời gian đó bạn có thể làm xong một việc khác.

Một nguy cơ khác nữa là khi bạn quá chủ động, nhiệt tình, bạn có thể đang vượt quá bổn phận của mình và giẫm lên chân một ai đó. 

Viện lý do

Đây là một trong những thói quen gây khó chịu nhất đối với sếp. Nếu bạn đưa ra lý do, có nghĩa là bạn đã không chú tâm đến trách nhiệm của mình và lại tìm cách biện hộ bản thân vì sự không chú tâm đó.

“Tôi không làm xong được bản báo cáo vì xe của tôi bị thủng săm và khi tôi về nhà thì trời đã rất muộn”.

Dù bạn nói đúng đi nữa, điều sếp nghe thấy là: “Đó không phải là lỗi của tôi. Chiếc săm thủng giúp tôi miễn trách nhiệm”. Sếp sẽ không tập trung vào điều bạn nói mà tập trung vào điều bạn muốn nói.

Hỏi quá nhiều

Lẽ thường, đặt câu hỏi không phải là điều gì tệ hại, đặc biệt là khi bạn muốn hiểu rõ về công việc trước khi đảm nhận. Trong thực tế, biết đặt câu hỏi là điều được khuyến khích. Tuy nhiên, hỏi quá nhiều, và lại hỏi nhiều câu ngớ ngẩn, lại khiến sếp không thích chút nào và dễ bực mình.

Trước hết, hỏi nhiều và linh tinh sẽ làm lãng phí thời gian của sếp và thể hiện sự thiếu hiệu quả. Những câu hỏi như thế cũng làm xấu hình ảnh của bạn trong mắt người khác. Sếp sẽ băn khoăn khi phải giao việc quan trọng cho bạn khi nhớ lại lần trước bạn đã phải nhờ người khác hỗ trợ từ đầu đến cuối.

Xét cho cùng, sếp đánh giá cao những nhân viên đủ tháo vát để tự hiểu việc.

Linh Hương Đặng
Theo Askmen

About Me

My photo
Định Tường, Yên Định, Vietnam
KakalosVinh45

Followers