Ứng xử khi bị sếp ghét
(Dân trí) - Thật không may nếu trong công việc, bạn lại bị sếp ghét. Nguyên nhân không hẳn là do năng lực của bạn yếu kém mà có thể chỉ do sự khác biệt về tính cách, sếp không “hợp cạ” với bạn hay ghen tị với thành tích của bạn…
>> 8 kiểu nhân viên mà sếp ghét
>> Những thói quen sếp ghét
Bạn có thể cảm thấy thất vọng, chán nản khi bị sếp ghét bỏ và thậm chí từng nghĩ tới việc tìm một vị trí mới. Tuy nhiên, đừng vội bỏ cuộc như vậy. Sếp là người có vị trí quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Dù nghỉ việc nhưng bạn vẫn cần những đánh giá tích cực của sếp để đạt được một công việc tốt hơn. Hãy coi đây là một thử thách bạn cần vượt quan để trưởng thành và chín chắn hơn trong sự nghiệp.
Dưới đây là những điều bạn nên làm để duy trì mối quan hệ chuyên nghiệp với sếp và từng bước tạo thiện cảm tốt với sếp:
Cư xử lịch sự
Cách cư xử là yếu tố có thể tạo nên kết quả bất ngờ cho một mối quan hệ. Khi phải đối phó với sếp không thích mình, phép lịch sự chứng tỏ bạn là một người tốt hơn suy nghĩ của sếp. Nó góp phần làm giảm những tình huống khó xử với sếp trong cuộc họp và tạo cảm xúc cho những email trao đổi công việc lạnh lùng với sếp.
Ngoài ra, lịch sự với tất cả mọi người trong văn phòng sẽ giúp gia tăng danh tiếng cho bạn. Họ sẽ tự biết đánh giá ai đúng ai sai và bảo vệ bạn trong trường hợp bạn bị sếp “bắt nạt”.
Kiểm soát cảm xúc
Điều này có vẻ khó thực hiện khi sếp không ưa mình luôn tìm cách làm khó bạn. Nhưng hãy cố gắng thả lỏng người, hít thở thật sâu và bình tĩnh. Tranh cãi, đối đầu chỉ làm mối quan hệ trở nên căng thẳng. Thực ra, làm thế càng tạo điều kiện cho sếp có cớ sa thải bạn. Hãy mạnh mẽ và mỉm cười, như vậy sếp sẽ phải “dè chừng” và thay đổi thái độ với bạn.
Tìm kiếm sự trợ giúp
Khi người quản lý luôn tìm cách đẩy bạn xuống, bạn cần sự hỗ trợ của những người khác. Hãy chứng tỏ khả năng của mình và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, những người ở phòng bạn khác. Kể cả khi sếp ghét và đánh giá sai bạn, sẽ có những người khác đứng ra bảo vệ bạn.
Tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội của công ty
Nhiều người không được sếp yêu quý cho rằng nên hạn chế xuất hiện trước mặt sếp, rằng thà ở nhà còn hơn gặp sếp tại một bữa tiệc của công ty. Đừng vì mặc cảm bị sếp ghét bỏ mà tự động tách mình ra khỏi tập thể. Hãy tham gia các hoạt động ngoài lề của công ty như đi nghỉ mát, hát karaoke, liên hoan… và thể hiện sự nhiệt tình, hòa đồng, lạc quan, tích cực của bạn.
Chứng tỏ giá trị bản thân
Sếp sẽ không thể làm ngơ trước một nhân viên luôn mang lại những thành công xuất sắc cho công ty. Hãy chứng tỏ giá trị của bản thân, tập trung vào công việc và cho thấy công ty cần bạn ra sao.
Cố gắng giao tiếp thường xuyên với sếp
Khi được giao một dự án, đừng ngại đặt câu hỏi cho sếp về những điểm bạn chưa rõ. Thông báo tiến độ công việc thường xuyên với sếp. Bạn cũng có thể xin những lời khuyên của sếp về cách làm việc tốt hơn. Những cuộc nói chuyện nhỏ như vậy sẽ giúp bạn dần tạo thiện cảm với sếp và khiến anh/ cô ấy thay đổi quan điểm về bạn.
Và cho dù tình cảm của sếp với bạn vẫn không thay đổi sau những bước trên, hãy cố gắng duy trì sự chuyên nghiệp. Đặc biệt, không được nói xấu sếp và tỏ vẻ chống đối ra mặt trước những người khác trong văn phòng. Nếu không thể “cảm hóa” được sếp và hành động của anh/ cô ấy đã vượt quá giới hạn chịu đựng của mình, bạn có thể cân nhắc khả năng tìm việc mớ
No comments:
Post a Comment